Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Số 110-2012> Chuyện cuối năm


NỖI SỢ

Này… tôi đố bà nhá. Các đồng chí ta sợ cái gì nhất?

Thế lực phản dộng?

Không có thế lực phản động nào cả. Hoặc nếu có thì nó là tất cả những ai không chịu cúi đầu để họ sai bảo. Nhưng họ không sợ bởi quyền lực độc tôn đang trong tay. Họ có thể đàn áp một cách tàn khốc đối với tất cả các loại thế lực thù địch nếu nó đụng chạm đến quyền lực độc tài của họ.

Khắp thế giới này, chẳng có kẻ cầm quyền lực trong tay lại chia xẻ cho kẻ khác.

Câu này đúng. Vậy thì họ chẳng hề sợ thế lực thù địch chút nào.

Ông hỏi lãng nhách. Thế thì họ sợ cái gì chứ?

Thế mà có thứ họ rất sợ đấy.

Là cái gì?

Trí thức.

Hả… Cái đám dài lưng tốn vải đó hả?

Đúng. Nhưng họ có tri thức, và quyền lực không dễ khuất phục.

Ông nói lạ. Có rất nhiều trí thức đã theo họ làm cách mạng, đã cống hiến hết mình, cả cuộc đời cho cách mạng đó thôi.

Và rốt cuộc họ đã phải cay đắng từ bỏ khi nhận ra mình bị phản bội…?

Tôi chả tin. Cứ tính từ thứ trưởng trở lên thì nước ta cỡ tiến sỹ giáo sư số lượng lớn gấp 5 lần Nhật Bản, gấp 20 lần Thái Lan đó…

Nhưng kinh tế tri thức thì ta kém nhất thế giới. Vậy thì cái gấp năm gấp mười đó chỉ là cái danh hão, loại trí thức đểu, thứ trí thức mua bằng tiền…?

Đâu phải tất cả…?

Ừ, nhìn hiện tượng thì thế. Họ sợ bởi những người trí thức đã hiểu họ, nhiều người khác cũng hiểu họ và họ trở thành cô độc trước dân tộc. Bà có nhớ câu: “Trí phú địa hào, đào tận gốc chốc tận rễ” không. Trí thức đứng đầu sổ đấy nhá. Bởi nắm quyền lực độc tôn mà không thể có tri thức thì mới sợ. Phải đào phải chốc, phải tận diệt thôi…

Ừa nhể… Câu này là lời của bậc “vĩ nhân”, chớ đâu có phải thằng Chí Phèo nó phán bậy ra đâu. Người ta chóng quên thật.

Ặc…!

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Số 109-2012: Món ngâm giấm...


ĐẶC SẢN: "GIẤY KHEN NGÂM GIẤM"…

Này bà có nghe TV nó đang đưa tin về ngày tận thế kia kìa…

Ồi, toàn chuyện nhảm nhí…

Nhảm đâu mà nhảm, thông tin chính thống của nhà nước mà dám bảo nhảm sao. Đây này, bên Mỹ người ta còn đua nhau đào hầm trong núi để lánh nạn. Bên Tàu có gã làm hàng chục quả cầu lớn để trú ẩn khi lâm nạn… Trong khi đó người Maya cũng đang… hoảng hốt cầu nguyện nữa kìa. Bà cũng phải tính coi kẻo muộn chứ?

Tính gì…?

Thì tính cái vụ lánh nạn ấy

Lánh đi đâu?. Tôi với ông về hưu cả rồi, tiền chả có mấy hột, hết tháng là hết tiền. Có gì để mất đâu mà lo chớ. Tôi thì thấy cái sổ hưu nó quan trọng nhất đấy. Nó giống như cái sổ gạo thời XHCN tươi đẹp của chúng ta ấy. Mất nó là nhìn thấy cái “tận thế” ngay đó.

Ua… Bà nói chí phải. Cái sổ hưu mới quan trọng, chứ cái chế độ XHCN đã có các đồng chí bên Trung Quốc giữ hộ rồi. Chắc như thành đồng vách sắt thì sợ gì ngày tận thế chớ?

Nhưng nói gì thì nói chớ cũng phải chuẩn bị tí chút cho nó chắc ăn. Ngộ nhỡ nó… thật thì chết?

Ừa ha… Vậy thì bà gom cái mớ giấy khen với huân chương của bà, đưa tôi  làm món “thành tích ngâm giấm” đặng ăn dần?

Ặc… Bà mẹ nó…!. Cái món này đéo ăn được mà đưa ra câu cũng khối thằng mắc bẫy. Ha ha ha?

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

Số 108-2012: Lý cái sự... hèn.


HUẤN THỊ…

Này bà nhớ cho đấy nhá: “Trung Quốc tuy có xâm lược nước ta nhưng vẫn luôn là bạn ta, đã từng giúp ta súng đạn để đánh… miền nam. Ta không thể quên ơn” đâu đấy nhá.

Ông nói sao?. Bộ “1.000 năm đô hộ giặc Tàu”, dân ta dễ quên đến thế sao?

Dân ta không có quên. Thù giặc Tàu nó đã ăn vào máu bao thế hệ dân ta. Nói dại, nếu Tàu dám xâm lược nước ta thì chẳng có người dân Việt nào ngồi yên đâu. Chỉ có mấy đồng chí “quen ngửi cứt Tàu” mới chóng quên thôi…

Còn nữa… “Cái sổ hưu của bà mới quan trọng nên cần phải bảo vệ. Và vì phải bảo vệ nó thì cũng phải bảo vệ chế độ XHCN…”. Bà nhớ chưa?

Ủa… bộ bữa nay ông trở chứng sao đó. Nói toàn chuyện vớ vẩn, vừa ngu dốt vừa láo đến thế chứ.

Không phải tôi nói?

Thế thằng nào nói. Vả vỡ mồm nó ra.

Thằng “Đại tá Phó GS, TS, Nhà giáo ưu tú…” vừa huấn thị lãnh đạo các trường đại học kia…

Vậy hả…. Vậy là tôi hiểu rồi. Dẫu nó có là đại gì, giáo gì, tú gì thì cũng chỉ biết đọc mấy cái chữ trên tờ giấy thôi. Bản chất giai cấp của thằng đó vốn bần cố nông, học bao giờ mà có tri thức chớ. Bác Đỗ  9+1 chả bảo thế từ… hồi xưa rồi. 

Ặc…!?

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Số 107-2012: CHỢ CHIỀU...?



CHỢ CHIỂU... QUỐC TẾ

Tôi vừa đi dự hội nghị quốc tế về, thấy tinh thần nó… lên cao lắm.

Hội nghị gì thế?

Hội nghị “cộng sản quốc tế” cơ nhá, oách không?

Ừa… Chắc hội nghị lớn lắm. Oách là phải rồi…! Tôi nhớ vô sản toàn thế giới có cả 100 nước cơ mà.

Không… chỉ có 12 nước tham gia thôi.

Ít thế thôi á?

Ít nhưng chất lượng, toàn hàng… độc cả thôi nhá.

Hàng gì?

Này nhá: Có ta này, Chú út họ Ku này, Anh hai Lọa này… Toàn thứ độc cả đấy. Còn thêm nữa nhá: Thằng Bờ ra xin này, thằng Ấn Độ này, Lebanon, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, U cờ rai na, Liên bang Nga, Zếch… Đặc biệt còn có cả thằng Moravi… lạ hoắc nữa cơ đấy…

Ừa nhể, thế thì cũng… oách thật đấy. Nhưng tới hơn trăm thằng mà  lại chỉ có 12 đoàn là sao?

Thì… đại diện mà lị.

Ừa… ra vậy. Thế thì oai cái nỗi gì. Có mà cái thứ… chợ chiều thì có?


Ừa… thì chợ chiều cũng vẫn là chợ chứ sao. Cứ oai cái đã, kệ mẹ nó…

Ặc!

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

Số 106-2012: Lão Đồ mần thơ...


BẾN SÔNG……

Cứ mỗi chiều em về lại bờ sông,
Đếm nhớ thương thả xuôi về bến cũ.
Lận đận quê người trọn năm rồi chưa nghỉ,
Xót đợi chờ bên xóm vắng vời trông.

Thủa chia xa, rời bến nhỏ theo chồng,
Ngược miền nhớ mênh mang mùa nước đỏ,
Gởi dòng sông cả niềm đau rạn vỡ,
Thương nhớ bồng bềnh theo con nước chảy xuôi…?