Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Số 70-2013: Truyện của Lão Hồ Đồ


 VĂN HÓA TỪ CHỨC.

Đại Lú  thất thểu bước vào nhà, gằn giọng quát: Bà nó đâu, mau đỡ tôi cái… Lẩm bẩm: Địt mẹ nó, quanh mình toàn bọn chó không. Nghĩ mà đau quá…!?

Bà tổng lon ton chạy ra đỡ ông, dìu vào trong, hỏi: Mấy hồi ông làm chức tổng bí, Tôi cứ nghĩ ông làm chính trị thì kiếm chác được, ai ngờ…?

Bà đừng có nói thế. Tôi chỉ biết làm cái thứ đó thôi. Làm chính trị cần tri thức gì đâu. Cứ âm mưu thủ đoạn tàn độc là xong cần gì cái đó. Tất cả cũng vì tiền, vì quyền... cả thôi.

Nhưng cớ gì ông làm tới chức…tổng bí mà còn sợ con nào thằng nào trên đời này nữa chớ?

Bà… bà… ực!?

Hừ... Con cái thì học hành chả đến đâu, không biết giống nòi nó ra răng mà toàn một lũ ngu dốt thế, làm sao mà mọc mũi xủi tăm được chứ. May mà ông làm tổng bí chúng nó chưa dám hoặc chưa có cơ hội nó di chết con ông đó. Biết đâu chúng nó cho con cháu ông ăn… ma túy có ngày?

Ma túy mấy năm nay chúng nó bắt hơi bị nhiều. Có mấy thằng còn…

Ông nhầm: Ma túy bắt tàn khốc như thế mà sao nó vẫn nhiều như mản vậy. Nó vào bằng đường nào. Thằng nào buôn được ma túy trong cái lưới sắt cơ chớ. Nếu không phải chính các anh ý sao?

Bà là vợ tổng bí mà không tin vào chính quyền thì ai còn tin được nữa chớ?

Ừa… thể chế của các ông không độc… rồi mới quyền sao. Có cái gì không qua tay các ông chứ. Bắt… bắt… toàn bọn tép riu không thôi. Bọn Mafia kia mới là bọn trùm thứ thiệt đó. Ông biết không?

Tôi lãnh đạo chính trị, đâu có quan tâm vụ đó chớ. Vả lại từ thời thằng Nông nó đã giao cho bên thằng Ba tất ráo cả rồi.

Còn vụ cái thằng Tư kia nữa. Ông kết bè kết phái với nó ông… ực… hự… (Nghĩ: Đèo mẹ nó hăng quá, phát bựa…). Cái thằng mặt gẫy mắt hí đó nhìn thấy gian thấu trời ra. Thằng phản chủ như thế ông cũng chơi với nó là sao?

Làm chính trị thì thằng nào không lừa đảo, đểu giả, gian hùng được chứ. Tôi đang lo sốt vó lên đây.

Ông lo gì chớ. Đường đường tổng bí, là vua nắm cả triều đình chứ bộ…? Thằng nào đụng đến ông là ông cho nó tàn đời ngay lập tức. Nhưng nếu không đặng thì đừng có cố nha ông. Mình già rồi lo cho sức khỏe thôi. Mấy chục năm ông theo cái thứ… giả cầy đó. Học tới cái thứ giáo sư giáo xiếc cái chó gì đó như ông có làm được trò mèo gì đâu. Thời nay người ta cần cái tri thức, cái trí tuệ để phát triển. Ông thì chỉ học cái thứ học thuyết… “kũ gích” đó mãi mà làm đéo gì chứ.

Bà là vợ của tổng bí mà văng đéo là sao?

Tôi bản chất bần cố nông gốc, quen nghĩ sao nói vậy. Chớ xưa giờ theo ông là tôi ép mình, tôi giả vờ lịch sự với chúng nó. Chớ 10 thằng đến nhà này thì cả 10 thằng đều mất dạy, đều đểu giả lừa đảo cả… Tôi mời nó uống nước lọc. Nó khen: “Ối giời ơi, nước lọc nhà chị ngọt thế?”. Tôi biết ngay lũ chó đó đến nhà mình để cầu cạnh. Chứ 10 thằng nói lời hay ý đẹp chả có thằng nào tử tế sất!. Đéo thấy thằng nào lọt được vào thế giới văn minh lịch sự hết. Vậy là sao?

Bà lạc đề rồi. Mấy hồi tôi làm bí thơ thủ đô. Chúng nó cúng rất nhiều phong bì. Bà nhận cả đấy thôi.

Ừa… cái đó… cái đó tôi đã gửi ráo vào ngân hàng bên Thụy Sỹ rồi, để phòng hờ bất trắc còn tính… Viza đã có sẵn. Rồi dùng tiền mua cái thẻ xanh là ổn. Tiền gửi đó chỉ cần lấy lãi cũng ăn chơi cả đời rồi.

Bà thôi đừng nói nữa. Tôi đau lòng lắm. Cơ ngơi của Thánh Tổ truyền đến tay tôi thì đã rã rời tan tác hết cả. Cứ nghĩ mình (giả vờ) liêm khiết, con mình không nhảy vào ngồi chồm chỗm trên các loại ghế… là được tiếng đàng hoàng tử tế… Ai ngờ.

Bộ bây giờ ông mới biết sao? Cái đám “bần cố nông làm cách… thí mạng” thì lọc ra chả có mấy thằng học được cái chữ tiến bộ. Ông cầm đầu bọn chỉ đáng mặt đi nhặt lon sữa bò cho bọn tư bản giãy chết chúng nó thôi.

Cái chức tổng bí của tôi là do bên bác Lọa ban cho. Bác Lọa chưa đồng ý… thì tôi nào dám… ho he.

Chức tổng bí là do tổ chức phân công, tổ chức “cơ cấu” ông ngồi vào đó. Liên quan đéo gì đến bác Lọa chớ?

Lại… “bần cố nông gốc” phát nữa rồi. Bà biết một mà không biết hai. Xưa giờ xét về mặt tổ chức thì vẫn do bên bác ý sắp đặt, chỉ đạo… Không được bác ý cho phép mà tự động làm theo ý mình là tự biến mình thành “thế lực thù địch” ngay đó. Bà biết sợ chưa?

Không làm nổi thì từ chức… mẹ nó đi?

Hả… bà có điên không đấy?. Lịch sử khắp thế giới chưa có thằng nào làm “Tổng bí” mà ngang nhiên từ chức hết.

Thế mới nói. Ở không được, đi không xong, đằng nào cũng… hoạn lộ. Ông còn chờ gì mà không quyết định chứ?.

Bà nói cứ như xơi sáo chó vậy. Nền chính trị XHCN đang cố ngoi ngóp mà hít gió. Tôi mà từ chức là chúng nó cho tôi… theo các mác- lê nin ngay. Phản bác Lọa là mắc tội tru di đó. Ực… ực…  Bà không nhớ vụ lão Bách, lão Độ với hàng chục lão khác bị trừng phạt như thế nào à. Lúc đó thì đừng có mà to mồm nhá…

Một liều ba bảy cũng liều. Đằng nào chả chết. Ông cứ chơi quả “văn hóa từ chức” phát cho chúng nó choáng… Bao năm theo ông nằm gai nếm mật, giờ mới được vinh hiển vài chục năm. Coi ra sơn hào hải vị xơi lắm vào cũng vẫn bị Tào Tháo đuổi như thường vậy. Tôi với ông tuy “không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm, cũng nguyện… hy sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm”. Sống đến tuổi này còn lo gì chết. Để mai tôi cho đám con cái cháu chắt đi du lịch sang bên đó. Bảo chúng tản mát khắp thế giới thì có tìm được cũng mọt hơi. Coi như là ta hy sinh đời bố củng cố đời con vậy. Xong cái rồi tôi với ông cứ thanh thản ở nhà mà chờ lệnh trảm từ bên bác Lọa tới. Vậy là yên tâm mà “hy sinh” rồi ông ạ.


Hù… ít ra mình có chết cùng mang tiếng là người lịch sự đàng hoàng. Đâu có chơi trò… “sướng con Ku, mù con mắt” như cỡ thằng Nông kia đâu chớ…!. Ực… hự… ực… hự…


Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Số 69-2013: Lý thuyết trò chơi.

TRÒ CHƠI… ĐỊNH HƯỚNG

Cô Mẻ ngày còn trẻ đi làm Kave. Giờ “hưu” rồi nhưng cái máu… thi thoảng nó vưỡn… Một bữa cô đi chợ về ngang qua nhà lão hàng xóm tên Đại Lú. Tò mò ghé mắt nhìn nghiêng. Thấy gã Đại nằm ngủ trên cái ghế bố ngay cửa. Điều làm cô tròn mắt ngạc nhiên là từ cái đũng quần của gã đang… lồi ngược một cục to tướng. Cô Mẻ bất chợt thở hổn hển quay mặt nháo nhác ngó quanh. Chịu hỏng thấu, cô bèn nhìn lại phát nữa. Thôi đúng rồi. Lão Đại kia dù đã ngoài 60 mà hàng họ súng ống vẫn còn ngon thế kia. Thảo nào con vợ già nhà lão ta cứ gầy rúm tứ túc. Hù…!?


                                                Hàng dởm mà coi... đã thế?

Về đến nhà Mẻ ta vẫn còn hồi hộp. Ua… lâu quá rồi không mần cái vụ đó… Bỗng cô cảm thấy tinh thần phấn chấn, đầu óc lâng lâng. Trưa đó ăn xong ngả người trên chiếc võng xếp thiu thiu… Mẻ mơ gặp lão Đại Lú…!?

Một bữa đi chợ về ngang. Cô Mẻ cố ý đi chậm. Gặp Đại Lú đang chơi quả quần tà lỏn lớ ngớ trước cửa. Cô Mẻ nhẻn cười lơi lả: Anh Hai hồi ni rỗi việc ghê ha?.

Ừa… cô Mẻ đi chợ chi sớm vậy. Mua được nhiều đồ không đó?

Mẻ ỏn ẻn: Đâu có, em mưa mấy thứ về tính mần chút đồ nhậu. Mà nhậu một mình hoài e…?

Hả… Nói đến nhậu là Đại tui bắt ham đó nha. Nào, coi bộ cô Mẻ có món chi nào?

Dạ hỏng có chi. Em mua mấy dĩa thịt cầy ngoài quán 7 món thằng Bẩy Mập. Thêm chút củ sả, lá mơ lông... vân vân và vân vân. Chơi thêm chai Vôt-ka loại to, hàng xịn nữa. Dưng…!

Hả… nghe nói cái đó là tôi bắt ham liền à nha.

Anh Đại lo chi cho mệt. Nếu ham thì qua bên em nhậu cho vui…

Bữa đó rượu vào nhời ra. Cô Mẻ buông lời giễu cợt: Coi bộ anh Hai vẫn còn xung hàng quá ta…?

Đại Lú ngửa cổ nốc rượu, nghĩ tưởng cổ khen mình nhậu máu, bèn cười khì khì bảo: Khỏi chê…!

Cuộc nhậu tưng bừng mấy rồi cũng đến lúc phải dứt. Cô Mẻ ngả ngớn: Anh Hai… em phê…!?. Vừa nói cô Mẻ vừa ngả vào lòng lão Đại. Một tình yêu thương đồng chí đồng loại bỗng trỗi dậy cuồn cuộn trong lòng Đại Lú. Lão choàng tay ôm cô Mẻ, vuốt ve mái tóc xơ xác ngắn ngủn của cổ. Thấy thương cô Mẻ cô đơn bao năm mà lòng lão chợt bùi ngùi. Gã bèn ẵm cổ lên giường.

Sau một hồi xung trận. Đại Lú ghé tai cô Mẻ thì thầm: Em thấy thế nào?

Đã… đã lắm anh ơi…!

Ừa, lâu rồi bả nhà tui điện nước tắt hết, thành ra hôm nay gặp cô thấy…

Anh thích em hả?

Thích.

Cô mẻ một tay ôm cổ Đại Lú, một tay lần xuống phía dưới. Ua… Súng đạn chi mà to dữ vậy cha. Nhưng sao phun hết đạn rồi mà nó vẫn… cứng thấy lạ vậy chớ?

Thì anh vẫn vậy mà, có chi lạ đâu.

Dóc tổ cha. Để em kiểm tra phát coi. Cô Mẻ nhỏm dậy đưa tay túm cái… của nợ của anh Đại cúi nhìn, thoắt hốt hoảng la: Vậy là sao?

Sao gì…?

Nó không phải hàng thật…!?

Hàng gì thì hàng, miễn là cô kiu "đã lắm" là OK rồi.

Đó là tại lúc em… cao hứng. Chớ cái của nợ của anh… Em mà biết nó là đồ dởm thì đây cứ… thèm vào nhá.

Thì vậy đó. Tui vốn xưa giờ cũng điện nước tắt hết còn đâu. Nên mỗi khi ngủ trưa đeo cái đó vào để… tưởng niệm cái “quá khứ oai hùng từng đánh thắng hai đế quốc to” đó đó. Thời nay chẳng có gì để “định hướng”. Không có nó biết lấy gì để tuyên truyền đây chớ.

Cô Mẻ thốt lên thất thanh: Ủa… Đủ ba sắp nhỏ. Mình bị lừa rồi. Đúng là đồ giả có khác. Thảo nào xung tợn vậy chớ. Cứ… đã đã là.

Vậy là được rồi, còn ham chi nữa chớ?

Nhưng em hỏi: Cái đồ giả đó kêu bằng gì?

Nó hả. Là “tuyên truyền định hướng” đó. Quan điểm chỉ đạo là cứ chơi đòn ù à ù ập bao năm thế, chẳng thèm thay đổi chi cho mệt. Ấy vậy mà tới 90% chúng nó tưởng thật, thế mới lạ. Thời bây giờ cứ giả thật lẫn lộn vậy, thằng nào tin thì ráng mà chịu…


Ua… Nãy giờ là “tuyên truyền định hướng” đó ha. Bà mẹ nó… Đúng mình là “dân trí thấp” thật mẹ nó rồi. Hu hu hu!


Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Số 68-2013: Chém gió...!

KIÊN TRÌ LIỀU… CÁCH MẠNG

Chém gió

Thằng cháu Ủn bên Bắc Triều Tiên vủa điện thoại cho Lão Đồ, giọng hồ hởi khoe rằng: Lão ơi!... Cháu vừa chỉ đạo khôi phục hình tượng Hít Le cho giới “quân sự” nước cháu, đặng phát động tinh thần yêu nước trong toàn quân toàn dân. Phen này cả thế giới hãy coi chừng nhá… nhá…!

Hả, mày chơi kiểu đó coi chừng…?

Không lo đâu bác ơi. Sắp tới nếu cháu mà phát động chiến tranh. Chúng cháu sẽ trở thành nước Đức vĩ đại thống trị thế giới. Dân tộc Bắc Hàn chúng cháu trở thành giống thượng đẳng. Chỉ có chiến thắng chứ không thể chiến bại.

Mày lấy gì để đánh?

Lấy ý chí cách mạng kiên cường bác ợ.

Ừa… dưng mờ lấy gì ăn mà làm cách mạng kiểu Hit-Le được chớ.

Bác khỏi lo. Bên bác Cả Lọa hứa sẽ cho chúng cháu ăn ngon mặc đẹp, sống phè phỡn. Còn cái đám dân chúng bần hàn ngu dốt với đám binh lính kia thì sống nay chết mai, nhịn đói một tí có sao, đằng nào thì cũng chết mà. Miễn là tinh thần cách mạng lên cao chót vót là được rồi…

Tao phục lăn mày đó. Thế không có thằng nào nó phản đối à?

Dạ có mấy thằng… Dưng mờ cháu đã chỉ đạo “cho chúng nó biến mất khỏi trái đất” rồi. Chả có hề hấn gì đâu bác ạ…

Ừa vậy thì yên tâm rồi. Chúc mày lãnh đạo Bắc Triều nhanh chóng trở thành “Hít Le thời hiện đại” nhá. Cháu ngoan ạ…


Lão Đồ ngán ngẩm: Địt mẹ nó. Muốn làm “Phát xít mới” thì cũng phải có máu mặt, có thực lực đã chứ. Mấy cái thứ nguyên tử kiểu trò chơi trẻ con mà cũng đòi mang ra dọa thế giới. Không sợ chúng nó vin cớ nó tẩn chết mẹ luôn cả quan thày nhà chúng mày sao chớ?. Có câu “Đói thì đầu gối phải bò”. Mịa, đang đói như cẩu mà còn hung hăng...!. Đồ cùn rỉ có khác.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Số 67-2013: Truyện của em họ ngài Azit-Nexin.

HỘI CHỨNG RUỒI NHẶNG

Truyện của Na-xỉn - em họ của "Azit Nêxin”

Nó sinh ở nước Lọa. Ngày đó nó được giáo chủ Ma-Le dạy rằng: “CNCS là đỉnh cao trí tuệ loài người”. Nó luôn chắc mẩm là thế nên tận tâm tận lực mà xây. Có ai đó hỏi: Mày xây kiểu đó đến bao giờ mới thành?. Nó ưỡn ngực giả nhời: “CNXH là thời kì quá độ của CNCS. Chúng mày cứ chống mắt lên mà coi. Chúng tao sẽ xây dựng thành thế giái đại đồng” là cái chắc.

Hỏi: Xây bao lâu mới thành. 

Nó bảo tại thời nay ruồi nhặng nhiều quá nên không thể tập trung trí tuệ mà xây được. Nhưng với ý chí quật cường của bọn tao, chắc chắn chỉ vài ba chục năm là thành.

Ba mươi năm sau hỏi: Ba mươi năm qua rồi. Mày xây cái ‘thời kì quá độ” đến đâu?

Mả mẹ nó. Nhiều ruồi nhặng quá nên hiện sự nghiệp XHCN đang gặp nhiều trở ngại. Chắc phải mấy mươi năm nữa không chừng…?

Mấy mươi năm sau hỏi: Mày xây đến đâu rồi?

Tại nhiều ruồi nhặng nó quấy nhiễu, nên anh cả Le-nin của tao đành bỏ cuộc rồi. Giờ chúng tao đang hè nhau xây kiểu khác.

Kiểu gì?

Là kiểu “định hướng XHCN”.

Ha… cái này mới nha. Nhưng xây cách nào, bao lâu thì xong?

Tại nhiều ruồi nhặng quá nên hiện đang rất khó khăn. Chưa biết đến bao giờ mới hoàn thành được “thời kì quá độ”. Hiện nay chúng tao đang cố gắng, đang quyết liệt đây. Nhưng coi mòi hơi bị khó rồi.

Là tao hỏi cái “thời kì quá độ” của chúng mày xây đến bao giờ thì xong?.

Cũng chưa biết đến bao giờ. Đành thì cứ bảo nhau phải… kiên trì mãi thôi. Cũng tại nhiều ruồi nhặng quá…

Bỗng ngài Ne-xỉn bật cười ha hả. Tao biết tỏng cái trò chơi tù mù đó của chúng mày rồi. Nhưng cái hay của chúng mày là biến cái thứ chỉ là trò bịp bợm, biết là nó chẳng ra cái đéo gì mà chúng mày cứ bám vào cái đó để lòe thiên hạ. Nhưng đó là thời bao cấp thôi. Chứ thời Internet bi giờ lừa được ai chứ?

Cũng tại nhiều ruồi nhặng quá, nên không thể dễ dàng mà xây dựng CNXH được…

Ruồi nhặng sinh ra giòi bọ. Nhưng nó sinh sôi nhanh quá đến nỗi bây giờ thành “cả một bầy sâu bọ” rồi. Cái tốt chả thấy đâu, chỉ thấy chúng mày đục khoét hết của cải tài nguyên của dân của nước chúng mày mà thôi. Sao chúng mày không chịu mở mắt ra để mần cái khác tiến bộ hơn, sáng láng hơn cho dân tộc chúng mày được rạng danh với năm châu bốn biển chứ?

Dù gì thì dù, chúng tao vẫn cương quyết xây dựng cái đó. Dù cái đó biến chúng tao thành một lũ giòi bọ. Cái ý chí kiên trì quyết liệt cách mạng của chúng tao nó "chân lý sáng ngời" là ở cái chỗ đó… đó.


Thì ra là vậy. Nước Thổ chúng tao hồi đó giờ cũng độc tài gàn dở như chúng mày. Sắp tới cũng biết sáng mắt ra mà theo cái bọn My-an-ma mà thay đổi rồi. Bọn chúng mày vừa ngu vừa láo thế thì cứ… tự sinh tự diệt đi, chả đứa nào nó thèm quan tâm đến mày nữa đâu. Thôi tao cũng… bái bai chúng mày luôn cho rồi.

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Số 66-2013: Nghiên cứu về khảo cổ...

BÍ MẬT ĐỘNG GIỜI…?

Mới đây tháng 5/2012. Các nhà khảo cổ học hàng đầu xứ ta vừa công bố một công trình khảo cứu động giời là phát hiện ra một hang động cổ. Sau một năm nghiên cứu thám hiểm. Đoàn xâm nhập vào hang gồm hơn ba triệu tiên phong đã rơi rớt hết, chỉ còn mấy chục gã khôn nhất thoát ra được bên ngoài. Thành quả nghiên cứu cho thấy: Trong hang có một phiến đá cực lớn. Trên đó có ghi hai bí kíp võ công thượng thừa của thời đại. Phía dưới có ghi rõ. Kẻ nào có cơ may học được chỉ một trong hai bí kíp này thì sẽ được  thiên hạ.

Có một gã học trò đói nghèo, trên đường đi kiếm ăn. Một bữa đói quá rẽ vào rừng kiếm hoa quả, gặp trời mưa bị lạc lối, rơi xuống hang động trên. Vô tình học được võ công dòng họ Đặng. Gã nghĩ: Ta dân Á Đông thì học võ công Á Đông chắc hợp…

Họ Đặng giờ đã ra người thiên cổ. Nhưng lòng đầy uất hận bởi bị gã Ních nó lừa. Nó chia cho lá bài để họ Đặng bấu víu vào, tưởng vớ được cơ hội kiếm bộn tiền. Nhưng thằng đó thâm quá. Mục tiêu của họ Ních nhằm phân hóa nội bộ phe Ma-le để diệt chết thẳng cẳng thằng đại ca Nga ngố. Nhưng nhân cơ hội đó. Nhà họ Đặng cũng kiếm được chút ít. Đến đời sau tiếp nối ngôi truyền lại… Họ Hồ và nay đến họ Tập đều rạng danh. Thiên hạ nước Khựa đã xứng danh thứ nhì thế giới.

Gã thư sinh nọ học được võ công thượng thặng đã trở thành giáo chủ một giáo phái bí hiểm, trở thành đỉnh cao trí tuệ loài người. Gã lên làm vua, lấy chủ nghĩa Ma-Le nhằm cai trị đất nước.

Kết quả khai quật cho thấy rất nhiều hiện vật của quá khứ. Thứ nhất là thuật ướp xác. Có thể ướp một xác chết an toàn trong 20 năm. Sau đó sẽ dần bị phân hủy và buộc phải… phi tang quá khứ. Thứ hai là âm mưu thủ đoạn tàn bạo để giữ quyền lực độc tôn. Nhưng… do trình độ kém nên để đám quan chức thời nay trở thành bọn cướp có tổ chức, chuyên cướp của dân của nước loạn xà ngầu. Dẫn đến lòng dân ly tán. Chống đối ngày càng nhiều…

Gã họ Ních đã hoàn thành xứ mạng, đang vui thú điền viên ở trại Đa-Vít bên trời Tây. Gã họ Đặng do bị quả lừa quá đậm, uất quá nên đã ra người thiên cổ.

Kết quả khai quật còn cho thấy một di chỉ bằng đá qúy. Trên đó có ghi rõ: “Năm 2016 thì chế độ của đám họ Đặng kia sẽ xụp đổ. Nhưng do không biết đọc chữ cổ, các nhà cầm quyền xứ Khựa và xứ Ta không hiểu ý nghĩa thâm thúy sâu xa đó. Nên bất chấp lời nguyền của trời đất, vẫn ra tay cướp bóc dân lành không ngừng tay.

Đám dân chúng dù có ăn no mặc đẹp hơn thời phong kiến thối nát, nhưng vẫn chưa thỏa mãn. Bởi họ nghĩ: “Mình làm lụng vất vả, đóng thuế để nuôi cái chế độ này. Thế mà chúng chẳng làm gì cho lợi ích của mình hết… Vậy là sao?

Nhìn sang Hàn Quốc, đến Thái Lan đều có chế độ giống ta. Họ có chung những điều kiện lịch sử, cùng điểm xuất phát, cùng một thể chế độc tài, cùng một chu kì 40 năm như xứ ta. Nhưng họ đã thức thời thay đổi vì quốc gia dân tộc để tiến bộ phồn vinh. Nhưng riêng xứ ta, do học nghề của bọn Khựa. Vả lại vừa ngu vừa ác nên đến giờ gần đến ngưỡng 40 năm, vẫn khăng khăng bảo tao suốt đời học tập và làm việc theo gương Thánh của tao. Hễ đứa nào trái ý là tao là tao đập chết ăn thịt.

Lão nói có sách, mách có chứng nhá. Đọc bài này sẽ rõ: (http://rbomtm.blogspot.com/2013/06/thanh-day-vao-tuoi-bon-muoi-khong-lam.html)

Nên xứ ta dù tự nhận là đỉnh cao trí tuệ loại người. Nhưng lại chỉ là giống theo đóm ăn tàn, chả nghĩ được điều gì mới mẻ, tốt đẹp. Bao năm luôn vỗ ngực tự hào “đánh thắng hai đến quốc to”. Đến nỗi trở thành “ốc đảo giữa đại dương nhân loại”. Trải qua gần 40 năm học đòi đổi mới theo kiểu bọn Khựa, mà vẫn đứng tốp bét của thế giới.


Mới hay. Một ngày thày Khựa mà chưa đổ, thì dân xứ ta vẫn còn nghèo khổ khốn đốn trăm bề, cứ dài cổ mà chờ… Đợi khi giời xụp may ra!?

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Số 65-2013: Quảng cáo-một góc nhìn khác 2

LẠI… “MÌ ĂN LIỀN” HÀNG HIỆU?

Con trai ăn mỳ ăn liền. Nó gắp mỳ lên đũa tay vung vẩy, làm con cá vàng trong… bình nhộn nhạo. Thằng nhỏ xoay đũa biểu diễn  món cuốn đám sợi mì vàng óng thành bó lớn… Rồi đến cảnh ông bố và đứa con gái cùng nhảy điệu “APBA” cổ vũ. Tới hình ảnh cả nhà cùng ăn mì, đầu liên tục lắc lư ra đều rất khoái trá… Bà vợ khoanh tay vẻ mặt rạng rỡ. Một sự mĩ mãn…!?

Thật là… quảng cáo xứ ta có khác. Có quyền, có tiền thì cứ là… vô tư đi. Chẳng thằng nào con nào nó dám phản đối. Tỷ như cái vụ “Chin-su” kia vậy. Chỉ có “Chinsu” mới ngon, mới an toàn. Còn các loại… kia đều mất an toàn hết. (Mặc dù đã có ý không để hiện nhãn hiệu của… bọn chúng nó). Nhưng rõ ràng là nói xấu thằng khác để  tự đề cao mình. Chỉ có mình là… đỉnh. Còn cái… pháp luật về quảng cáo là cái đinh cái lạt tất… !?

Ừa… cứ bảo nhau ăn cho lắm mì ăn liền vào. Chưa biết chết lúc nào đó…?. Nên nhớ: Không có loại mì ăn liền nào không có chất độc hại hết. Coi đây thì rõ:


Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Số 64-2013: Vô đề.

CƯỚP XƯA VÀ NAY

Một tên cướp vào nhà đại gia nhằm lúc ngài đi vắng. Hắn vung súng quát to: Tiền bạc, nữ trang, châu báu tàng trữ ở đâu, mau mang ra hết… Mấy đứa đàn bà lập cập mở két lấy hết cho vào… bịch nilon, rồi khúm núm đưa cho tên cướp, mồm van xin rối rít. Bỗng một thằng xuất hiện quát: Dừng tay.

Thằng cướp bỗng ngẩn người khúm núm thưa: Dạ thưa đại ca, em xin… xin…

Xin hả. Tao gọi 113 bây giờ.

Dạ thưa…

Thưa gì?

Dạ thưa bọn “113” chúng vốn là đồng bọn của em, có ăn chia đều cả. Cứ nghe tên em là chúng nó biết ngay đấy ạ.

Tao biết. Nhưng tao mà chưa ra lệnh. Bố chúng nó cũng không dám… động đậy.

Dưng mờ...

Khỏi trình bày. Mày cướp được gì, mở tất cả cho tao coi.

Dạ thưa đại ca. Em cướp được 200 cây vàng, ba trăm ngàn đô. Và một số thứ khác ạ…

Đưa hết đây…

Dạ… nhưng đây là công của em ạ. Xin đại ca…

Mày có biết tao là ai không.

Dạ em biết đại ca rất rõ ạ. Hồi đó em theo sư phụ em vào “sở” chầu  Em nhớ nhất lời đại ca dạy bảo: “Chúng mày phải biết dưới chế độ ta, ăn cướp cũng phải có tổ chức”. Nên em biết mặt đại ca từ hồi đó rồi ạ…

Thế thì đưa đây.

Dưng mờ em phải về báo cáo cho sư phụ. Không có gì sư phụ em giết em mất ạ.

Mày khỏi lo. Cứ bảo đại ca lấy rồi…

Dạ…

Gã ăn cướp lủi thủi ra về. Sư phụ hỏi: Đâu…?

Dạ thưa sư phụ em lấy được hàng rồi. Nhưng em gặp đại ca…

Thế thì sao.

Dạ đại ca… luộc lại hết ạ.

Thế là mày về tay không hả.

Dạ… thưa…!?

Bay đâu. Cho thằng này 100 đấm cho nó biết lễ độ. Bộ mày không biết thế nào là luật giang hồ sao?

Dạ… em biết lỗi rồi. Em xin thành tâm chịu đòn ạ…


Gã cướp ra khỏi hang ổ, nhủ thầm. Mình là cướp, vâng lệnh sư phụ mà hành sự. Nghe nói được bảo kê ngon lành rồi. Hàng cướp được phải mang về báo cáo sư phụ đặng còn được… ăn chia. Sư phụ lại còn thua đại ca. Vậy là mình thêm mấy tầng áp bức rồi. Nhớ hồi xưa ông tổ phụ nghề ăn cướp la làng là đại ca Chí Phèo, quanh năm hễ cứ nói cướp là cướp, ngon như sáo chó thế. Ngày nay cướp phải có băng đảng, có sư phụ… mà vẫn còn thua bọn “cướp có tổ chức”. Vậy thì còn “công bằng dân chủ văn minh” cái đéo gì chứ. 



                               Ừa... Đến cả tao cũng đéo biết nó là cái giống gì nữa...?

Địt con mẹ nó… Hu hu hu… Đau thế?

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Số 63-2013: Truyện tình thời chiến tranh (Phần kết)

Truyện ngắn

PHƯỢNG… (phần kết)

Ngày 30/4/1975, tôi theo đoàn quân “xanh màu rừng núi” tràn vào Sài Gòn. Mấy tháng sau tôi đi tìm địa chỉ mà Phượng ghi vào lòng bàn tay tôi hồi đó. Nhưng không thể tìm thấy.

Một ngày đi công tác, tôi bất ngờ gặp Hai Sang. Anh bảo giờ đang lo tổ chức cho đám sinh viên học tập chính trị, bận nhưng vui lắm. Anh bật cười ha hả… Tôi hỏi thăm tin Phượng. Thấy Hai Sang vẻ mặt đăm chiêu. Tôi lo lắng hỏi: Phượng… Phượng có…?

Chị ấy vẫn khỏe. Nhưng gặp chị ấy bây giờ khó lắm. Hỏi tên “Út Phượng” thì không ai biết nữa đâu…

Phượng có còn ở Sài Gòn không?

Tôi cũng không biết. Chị ấy đã chuyển công tác qua bên an ninh.

Hai Sang bắt tay tôi rồi vội vã bước đi. Bóng dáng nhỏ nhắn của anh nhòa giữa dòng người đang chảy vội trên đường phố đông đúc giữa nắng hè oi ả… Tôi biết lắm. Con người trong chiến tranh chỉ là những công cụ, những cỗ máy giết người vô cảm. Họ hàng ngày đối mặt với cái chết. Họ đâu có quyền được nghĩ cho mình. Tôi và Phượng đã từng can đảm vượt qua nó để đến với tình yêu. Có gì giành riêng cho tình yêu của chúng tôi chăng?. Hoàn toàn không…!. Những thứ mà con người đương nhiên được hưởng thì ở đây cũng không có. Tình yêu không có tội. Tội lỗi chỉ bởi chiến tranh, bới những kẻ gây ra chiến tranh…!?. Kẻ không biết đến tình yêu thì làm sao hiểu được tình yêu. Nó cao quý hơn hết thảy những thứ được gọi là “lý tưởng cách mạng”. Thứ quyền lực vô hình đó đã từng dìm chết mấy thế hệ chúng tôi. Phượng ơi… Em có biết vậy không…!?


Quê hương - tháng 10/2005

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Số 62-2013: Truyện tình thời chiến tranh... (tiếp)

Truyện ngắn

PHƯỢNG… (tiếp)


Trời tối hẳn chúng tôi mới về đến bến. Cả hai đứa ướt như chuột lột. Mấy anh trong đơn vị í ới gọi nhau ra khuân củi về. Tôi dìu Phượng về lán rồi bước thấp bước cao lần về chỗ ngủ, nằm vật ra võng. Đêm đó tôi sốt xình xịch tới sáng…

Sau đó không lâu, tôi bất ngờ được lệnh trở về hậu cứ. Có người bảo: Hình như cấp trên biết chuyện của tôi với Phượng. Họ muốn tách rời hai người ra. 

Hơn một tháng sau đó. Một người đồng đội về cứ nhận lương thực cho trạm tiền phương. Tôi lén hỏi thăm tin Phượng. Hắn bảo: Hình như Phượng sắp phải vào mặt trận. Lòng tôi chợt trầm xuống. Thế là Phượng phải một mình dấn thân vào vùng địch, biết bao nhiêu nguy hiểm bất trắc bủa vây. Liệu…?. Lòng tôi nóng như lửa đốt. Tôi vội chạy sang đơn vị vận tải đóng kế bên. Hỏi mượn thằng bạn đồng hương chiếc xe đạp thồ của nó. Nó bảo xe của tao để đi công tác. Cho mượn lỡ thủ trưởng hỏi thì biết làm sao…? Thì mày kiếm cớ đi đâu đó. Tao chỉ đi chừng ba bốn tiếng lại trả ngay. Thôi mà… Tôi năn nỉ.

Tôi mải miết phóng xe đi. Hơn tiếng đồng hồ sau mới tới đầu con dốc dẫn vào bến Giồng Sỏi. Đang nháo nhác ngó quanh thấy gã Ba Tung lúi húi kiếm rau Tàu Bay gần đó. Gã người Bắc cùng cơ quan với Phượng, vốn là đồng hương cùng tỉnh với tôi.  Tôi dừng xe hỏi. Phượng có trong cứ không?

Ba Tung hé mắt nhìn tôi vẻ giễu cợt. Ông muộn rồi. Phượng vừa đi khỏi…

Tôi vội chào Ba Tung rồi phóng xe dọc theo con đường mòn nhỏ. Chừng nửa giờ thì gặp Phượng đang lúi húi bước. Thấy tôi. Phượng a lên một tiếng rồi chạy ào tới. Tôi quăng xe đạp ôm chầm lấy em. Phượng thở hổn hển. Ôi anh hai. Út cứ nghĩ là sẽ không gặp được anh hai nữa… Em rơm rớm nước mắt. Tôi vỗ về: Thì anh tìm được em rồi đây… Hai đứa ghì chặt nhau hồi lâu. Mãi sau Phượng thủ thỉ: Út phải đi rồi. Sợ chậm giờ, người đón không chờ được thì lỡ việc. Tôi rút cây bút bi trên túi ngực đặt vào tay Phượng bảo: Anh chẳng có gì để tặng Phượng làm kỉ niệm. Chỉ có cây bút này anh vẫn thường dùng để viết. Nó còn mang hơi ấm của anh. Phượng giữ lấy coi như có anh ở bên Phượng. Em ngước nhìn tôi giọng như nghẹn lại. Nếu sau chiến tranh anh còn sống. Hãy đến đây tìm em. Phượng cầm tay tôi viết nhanh lên lòng bàn tay chai rộp mấy dòng địa chỉ.

Anh sẽ đi tìm em.

Phượng thủ thỉ. Em cảm nhận được tình yêu của anh. Em cũng yêu anh thật nhiều. Dù cho em có đi đâu thì vẫn luôn có anh trong trái tim em. Phượng cầm tay tôi đặt lên ngực bảo: Anh có nghe thấy tim em đang đập rộn lên đây không. Tôi nghẹn ngào: Anh không thấy gì hết. Phượng cười cười nắm bàn tay tôi luồn vào trong áo. Bàn tay tôi run rẩy phủ lên vồng ngực nóng bỏng của em. Cái núm vú căng cứng chạm vào lòng bàn tay rờn rợn. Tôi há to miệng hớp hớp không khí. Có cái gì đó đang nghẹn trong cổ, không nói nên lời. Phượng thì thào: Em thuộc về anh… Tất cả… Tôi đứng lặng bên rừng nhìn theo bóng em nhòa dần trong chiều cuối năm se lạnh, hanh hao…

(còn nữa)

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Số 61-2013: Truyện tình thời chiến tranh... (tiếp)

Truyện ngắn

PHƯỢNG… (tiếp)

Hồi lâu, bỗng giật mình thấy hai tay Phượng vươn lên ôm lấy cổ tôi. Tôi hốt hoảng cúi nhìn xuống, ánh mắt vụt lảng đi nơi khác. Nửa trên thân hình Phượng không còn gì che đậy. Cặp vú tròn căng trắng nõn đang phập phồng theo nhip thở. Đôi núm vú màu hồng nhạt cứ như đang ửng lên… Tôi đang ngơ ngác chưa hiểu điều gì thì đôi môi ấm áp của Phượng đã chùm lên môi tôi. Nụ hôn khiến thân thể tôi nóng bừng, choáng váng. Đôi tay em ghì chặt tôi, kéo tôi ngã nhào. Lần đầu tiên nhận nụ hôn từ một người khác giới, khiến tôi luống cuống... Chiều trôi chầm chậm. Ngọn lửa bên cạnh bập bùng một lúc rồi tắt ngấm. Một ngọn lửa khác đang rừng rực cháy trong trái tim hai người trẻ. Phượng lại hôn tôi, nụ hôn nóng rát. Tôi ghì chặt em. Thân thể hai người như chẳng thể tách rời ra. Một tia sét xé ngang trời, vạch lên bàu trồi một luồng sáng rực rỡ…!

Hồi lâu, hai chúng tôi rời nhau cùng thở gấp. Phượng day người nhìn tôi, ánh mắt long lanh ướt át. Tiếng em nhòa trong mưa gió: Anh hai…!. Hả…?. Tôi giật mình ngoảnh lại. Phượng lại choàng tay ôm lấy đầu tôi, hai bàn tay vuốt nhẹ mái tóc bờm xờm ướt lướt thướt: Anh hai khờ quá. Không lẽ anh không biết em thương anh từ lâu rồi chớ?

Ừa… Anh khờ thiệt.

Tại anh hai không biết đó. Người trong tổ chức của em không được phép có tình cảm riêng… Phượng ngừng lời, hướng đôi mắt đẹp lên tàn cây rậm. Anh hai có nhớ bữa anh đi công tác bị dính pháo chùm, lạc trong rừng hai ngày đó không?

Nhớ chứ...

Cả đêm hôm đó em đâu có ngủ được. Cứ mải ngóng ra lối mòn phía đường vào cứ mỏi mắt chờ… Mãi chiều tối hôm sau mới thấy anh lảo đảo về đến đầu dốc. Áo quần ướt sũng, rách tả tơi. Em ngã vật ra sạp, dường như là kiệt sức… Em đã cố vá lại chiếc áo cho anh. Nhưng em vụng quá, chẳng được khéo tay như mấy chị trong đơn vị đâu. Các chị ấy còn biết mạng khéo lắm. Nhìn như dệt bằng máy ý…

Đời lính bọn anh có áo mặc là tốt rồi. Rách chút xíu cũng không sao…

Nhưng em… Phượng chợt dừng lời lặng lẽ hôn tôi. Nụ hôn ướt nóng đến đê mê. Em yêu anh. Tiếng Phượng lại thì thào. Nhưng em không...

Tôi thảng thốt. Anh cũng yêu Phượng. Anh không nghi ngờ tình cảm đó của mình.

Nhưng em còn nhiệm vụ. Vì nhiệm vụ em đã phải hy sinh cả bản thân mình. Hồi trong mặt trận em từng…

Nghe Năm Thắng kể hồi đó em có làm tiếp viên trong khách sạn của Mỹ phải không?

Dạ… tiếng Phượng thoắt nhỏ đi. Em đã từng phải…

Điều đó không quan trọng. Chỉ cần em yêu anh là đủ.

Giờ đang chiến tranh mà anh, biết đến bao giờ mới kết thúc. Anh có nhiệm vụ của anh. Nay mai em lại vào mặt trận, chẳng biết sống chết thế nào. Biết bao giờ mới gặp lại… Phượng cúi đầu ánh mắt rưng rưng.

Không… Anh yêu em. Sẽ mãi yêu em… đừng vội nói lời chia xa như thế, đau lòng lắm. Tôi ngước nhìn bầu trời đầy mây xám. Từng sợi mưa xiên xiên quất xuống tàn cây ràn rạt. Mấy cành lá quặn mình trong mưa lướt thướt

Mà này…

Chi hả anh?

Tôi choàng tay ôm Phượng: Nếu sau chiến tranh mình còn sống. Phượng có làm vợ anh không?

Phượng dụi mặt vào ngực tôi thủ thủ: Em đã không còn trong trắng nữa. Lỡ sau này anh… Đôi môi em chợt run lên. Anh Hai ơi… em yêu anh. Phượng lại hôn tôi đắm đuối. Vồng ngực căng tròn của em dường như gắn chặt vào ngực tôi, nghe rõ từng nhịp tim em đang rung lên bồi hồi.


Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Số 60-2013: Truyện tình thời chiến tranh. (tiếp)

Truyện ngắn

PHƯỢNG… (tiếp)


Tuần đó tôi được phân công phụ làm anh nuôi. Sáng ra đến bếp thấy chỉ còn mấy thanh củi nhỏ. Anh nuôi bảo. Phải đi kiếm thêm củi về mới có cái mà chụm chớ. Mấy thanh này chẳng đủ nấu nổi bữa cơm đâu. Tôi hỏi: Anh ơi, kiếm củi ở đâu bây giờ. Phượng bảo: Tui biết chỗ có củi, nhưng hơi xa. Anh hai đi với tui. Tôi nhìn Phượng lo lắng. Đi bằng gì mới được chớ?. Phượng bảo khẽ: Khác có… Nói rồi Phượng thoăn thoắt đi trước, tôi vác dao lẽo đẽo theo sau. Thì ra trạm giao liên của Phượng có một chiếc xuồng nhỏ được giấu kín dưới tàn cây rậm nơi đầu con rạch. Phượng nhanh tay thả dây buộc bước xuống xuồng giục: Anh hai xuống đi… Tôi đàn ông con trai, ai lại để Phượng chèo chớ. Phượng cười cười: Bộ anh hai biết chèo sao?. Biết chớ. Lỡ nay mai về làm rể miền tây, đặng đỡ bị chê là… cù lần ha. Vừa nói tôi nắm mái chèo đẩy xuồng ra phía sông.

Nè… sao các anh chị bên Phượng ăn uống khem khổ thế. Bọn anh ngày cân gạo, thực phẩm trên cấp. Dù không đủ, nhưng cũng còn có mắm có muối. Coi bộ….

Ừa, vậy đó anh hai. Bọn Út một ngày chỉ được cấp nửa kí lô gạo. Còn tất cả thì… tự túc. Chiến tranh nhân dân mà, phải dựa vào dân thôi anh. Có lúc địch càn liên miên. Bọn Út phải nhịn đói thường đó…

Ừa… địch càn thì ráng chịu, chớ cứ nhịn dài dài thì sống sao nổi chớ.

Các anh ngày đêm chiến đấu với giặc, sống chết ai biết là đâu, được thế thì có chết cũng…?

Không phải… Nhưng một ngày nửa cân gạo, rồi không có gì. Làm cách mạng mà thế thì…?.

Anh hai nói vui rồi. Khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến’ bộ anh quên rồi sao?. Các anh chị ở cứ thì đói chút xíu có hề gì. Hơn nữa, đám sinh viên vốn ăn uống cảnh giả, bữa ăn hết mấy mà lo. Vẫn ráng chịu đựng được dài dài. Vào mặt trận được dân nuôi cũng khá hơn. Nhưng là nói thì thế, có phải ai cũng vào mặt trận được đâu. Phải do tổ chức quyết định. Vào vùng địch lộ cái là bị bắt ngay… Cứ coi anh hai anh năm hồi đó bị lộ, đã ở cứ bao năm… gầy ve hà, thấy tội quá…!

Vậy là ai cũng muốn vào mặt trận để…

Phượng xua tay. Không phải, anh hai nói lạc đề rồi. Sống với dân, được dân nuôi, có thịt có cá, có canh, có rau… . Mình rảnh tay lo làm cách mạng. Nhưng đổi lại từng phút từng giây đầy bất trắc. Ở cứ không làm được gì nhưng an toàn. Nửa cân gạo một ngày cũng vẫn sống được mà, có chết đói đâu mà sợ?.

Chiếc xuồng nhỏ lách ra khỏi con lạch men theo ven bờ sông, khoảng chừng mấy kí lô mét thì rẽ ngang vượt sang bờ bên kia. Lại đi một lúc lâu nữa thì tắp vào một dải rừng tre um tùm. Phượng thoăn thoắt bước lên bờ cột xuồng nói nhanh: Anh hai lên đi. Tôi lúi húi bước theo. Vào sâu chừng vài chục mét thì hiện ra một vùng rừng tre bị bom cày nát, cây đổ ngổn ngang. Mấy bụi tre lớn bị bom đốt cháy đã khô. Phượng bảo: Đây là cứ cũ của đơn vị. Bị bom đánh trúng mới chuyển về bên đó được hơn năm. Tôi xăm xắn trèo lên bụi tre lớn, ngoái lại bảo: Anh chặt cây ném xuống. Phượng ở dưới nhặt rồi xếp xuống xuồng nha. Nói rồi tôi vung dao chém nhanh. Chỉ khoảng hơn một giờ thì chiếc xuồng đã đầy khẳm. Phượng bảo: Anh hai ngừng tay thôi. Mình dìa…! Ừa anh xuống đây. Lúc bấy giờ tôi mới hay khắp mình tôi kiến vàng đã bám đầy, đang cắn nhoi nhói… Hóa ra mình leo lên cây chặt động phải tổ kiến. Chúng bu đầy người từ bao giờ không hay. Tôi vội nhảy xuống nước tính để lũ kiến bị ngập nước sẽ rơi ra. Phượng cười ngặt ngẽo bảo: Anh hai hồ đồ rồi. Lũ kiến này chỉ sợ lửa chớ không có sợ nước đâu. Tôi vội cởi áo rũ mạnh để lũ kiến văng ra. Hồi lâu mới lóp ngóp lên xuồng. Phượng cười ỏn ẻn bảo: Bộ anh hai chưa bao giờ bị kiến vàng bu sao? Tôi ậm ừ… Chưa. Hèn chi. Tôi ngửng đầu nhìn Phượng. Đôi má em đỏ bừng bết mồ hôi. Đôi môi màu hồng nhạt hơi mím lại. Tôi leo lên xuồng, nhanh tay vắt nước chiếc áo quân phục, khoác vào người rồi nhoài người định nắm mái chèo. Chiếc xuồng nhỏ chòng chành khiến tôi mất thăng bằng lại ngã nhào xuống nước. Phượng bật cười ngặt nghẽo. Nói rồi ngửng nhìn trời: Hình như sắp có giông đó anh hai. Thôi để Út chèo cho chắc ăn. Tôi cười cười: Chắc không đó. Bộ anh hai chê con gái Mỹ Tho không biết chèo xuồng ha. Tui chỉ không biết lội thôi, chớ chèo xuồng thì… Chiếc xuồng rời bờ đâm xiên ra giữa dòng. Mấy con sóng nhỏ lăn tăn vỗ mạn xuồng ì ọp. Phượng vươn người đẩy mái chèo. Dáng em nghiêng nghiêng đổ dài dưới nắng chiều vàng óng. Mấy giọt nắng xiên xiên chiếu trên vạt áo em cứ ánh lên. Mảnh áo bà ba xanh nhạt chợt lung linh đến lạ. Tôi lặng lẽ cúi xuống xóa vội ý nghĩ lạ lùng vừa xô đến. Lòng xáo động biết bao điều mới lạ. Tôi hỏi câu bất chợt: Phượng bao nhiêu tuổi vậy?

Em cười cười nói trỏng: Anh hai kì ghê cơ. Con gái Nam mà hỏi tuổi là kì lắm đó. Ừa anh xin lỗi. Nhưng… nhưng…!. Phượng lại cười cười. Phượng 19, tính luôn cả tuổi ba má sanh thì vừa hai mươi đó anh. Ừa… vậy sao. Anh năm nay hai bốn. Vậy là lớn hơn Phượng tới bốn tuổi lận ha. Phượng mỉm cười. Út cũng đoán vậy mà. Nên mới chịu kêu là anh hai chớ bộ.

Nhưng… sao biết anh thứ hai chứ?

Con gái mà anh. Muốn là biết liền hà…


Tôi giật mình. Thì ra Phượng để ý tôi từ hồi nào không biết. Một cơn gió mát lạnh thốc tới. Phượng ngước nhìn trời rồi nói: Anh hai ngồi vững nha. Sắp có giông rồi đó. Để tui ráng đưa xuồng sang bên kia bờ trước, đặng men theo đó có gì… Mưa giông đến sẽ có sóng lớn, dễ lật xuồng lắm đó. Phượng nghiêng mình đẩy mạnh mái chèo. Chiếc xuồng nhỏ phăm phăm lao ra giữa dòng sông rộng. Phía trước mưa đã nặng hạt. Mặt sông chợt mờ trong làn nước mưa trắng đục. Từng cơn gió mạnh quất ngang. Phượng lựa sóng chèo xuồng men theo bờ nước. Bỗng một cơn gió quật mạnh tới khiến chiếc xuồng lạng đi. Phượng la ối rồi ngã nhào xuống nước. Tôi vội chồm tới đưa tay với theo nhưng không kịp. Chỉ thấy mặt nước như đang sôi trào lên. Tôi ngã nhào theo. Từng cơn sóng chồm vào mặt rào rạt. Chiếc xuồng xoay ngang lập lờ giữa làn nước nhấp nhô sóng. Tôi hoảng hốt khua tay tìm Phượng. Bỗng tay tôi chạm vào vạt áo Phượng đang ngập chìm trong làn nước lạnh. Tôi vội nằm ngửa theo tư thế bơi ếch cố dìu Phượng vào bờ. Phượng mềm oặt trên tay tôi. Cách bờ khoảng gần chục mét có một tàn cây thấp rậm rạp. Tôi kéo Phượng lại bên gốc cây, đưa tay huơ lên mũi thấy không có hơi thở. Tôi cuống quá không biết làm sao, cứ lay gọi liên hồi. Chợt nhớ hồi huấn luyện có dạy cách cấp cứu đồng đội ngộp nước. Tôi đặt tay lên giữa ngực Phượng ấn mạnh từng nhịp, miệng thầm đếm một hai ba bốn. Tôi vội hít một hơi dài. Tay trái bịt mũi Phượng ghé miệng thổi mạnh. Một lúc lâu vẫn không thấy Phượng cử động. Tôi vội cởi hết khuy áo ngoài, rồi áo ngực ra. Lại đặt hai tay lên giữa ngực Phượng ấn mạnh liên hồi. Lại thổi hơi, lại ấn mạnh lên ngực… Bỗng Phượng giật mạnh người, miệng ộc ra một búng nước lớn. Tôi vội lay Phượng giọng thảng thốt. Phượng ơi… em có sao không…?. Phượng vẫn nằm im thở dốc. Miệng trào thêm mấy búng nước lớn nữa… Tôi lần tìm chiếc bật lửa Zippo chiến lợi phẩm do một người đồng hương tặng. Bật mãi mới bén lửa, bèn quài tay vơ vội đám lá khô dưới gốc cây. Hồi lâu thì đốm lửa cũng bập bùng tỏa hơi ấm ra xung quanh. Miệng Phượng ú ớ điều gì đó nghe không rõ. Tôi đưa tay gỡ đám tóc rối vương trên gò má xanh xao tái nhợt của Phượng. Không biết rồi các anh đơn vị có hiểu cho hoàn cảnh chúng tôi lúc này không. Nói dại lỡ Phượng có bề gì thì biết ăn nói làm sao... Nghĩ vậy, tôi càng ôm chặt hơn thân hình giá lạnh của Phượng. Bao nhiêu nỗi lo lắng chợt đến chợt đi không thể nào lý giải được.

(còn nữa)