Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Số 352-2014 - Những câu chuyện công sở - Truyện thứ 3 - TÌNH YÊU KHÔNG CÓ TUỔI

TÌNH YÊU KHÔNG CÓ TUỔI.

Thằng Tuỳ ghé tai thằng Lô nói nhỏ: Tôi có chuyện này hay lắm. 

Thôi đi ông. Bị quay như chong chóng vậy mà còn lắm chuyện. 

Không! chuyện này hay cực… Hai thằng rủ nhau ra quán cóc ven đường.

Chuyện gì?.

Là chuyện của lão Khỉnh.

Khỉnh nào?.

Khỉnh giám đốc chứ ai vào đây nữa.

Ê, ông bị lão ta “đì” ghê quá nên định bịa chuyện nói xấu lão hả.

Không, chuyện đặc biệt lắm, hôm rồi tôi mới bắt gặp…

Nhìn vẻ nghiêm trọng trên mặt hắn, thằng Lô bắt đầu chú ý:

Chuyện gì?

Thằng Tuỳ ngoắt đầu ngó nghiêng một hồi, rồi thì thầm kể. Tối hôm ấy vào phiên trực cơ quan. Tôi thấy chị Bí  đi vào cổng rất nhanh. Là người cùng cơ quan nên tôi không bảo gì. Nhưng nghĩ thì thấy lạ, đã hơn chín giờ tối, chị đến cơ quan làm gì nhỉ. Thế là tôi bí mật bám theo… Thấy chị Bí lách qua cánh cửa hậu nhanh như một con mèo. Cử chỉ khác hẳn vẻ chậm rãi hàng ngày. Tôi vội vào theo. Đèn cầu thang sáng trưng. Vừa ghé mắt qua khe cửa chân cầu thang phía sau nhà làm việc. Tôi thấy lão Khỉnh đang bồng chị Bí trên tay, hùng dũng bước lên cầu thang bằng những bước dài vững chắc. Một cánh tay chị ôm cổ lão Khỉnh, tay kia đấm yêu vào ngực lão, miệng cười khúc khích, cử chỉ rất chi là… ngây thơ.


Ngày về làm giám đốc, ông Khỉnh đã vào tuổi 50. Cái tuổi mà như người ta bảo vào độ chín đỉnh điểm của đời người. Dáng cao lớn, khuôn mặt dài ngoẵng nổi gồ những múi thịt không cân xứng. Ông có khổ người ngoại cỡ. Cao khoảng mét tám, dáng đi thõng thẹo, hai tay dài quá khổ. Nhìn phía sau lưng, có thể hình dung ra dáng dấp của loài… vượn. Cũng có khi vì thế mà con người ông cực kì cay nghiệt và tàn nhẫn. Ông đã từng diệt chết nhiều đối thủ. Kể cả người đồng hương cùng “nếm mật nằm gai” thời trước, dù chỉ mới là nghi ngờ cũng bị đạp xuống sát đất.. Tuy nhiên về khoản kia, ông mạnh như một con… vượn. Chị Bí vừa vào tuổi 40. Năm đứa con, bốn gái, một trai đều sàn sàn vào độ lớn. Chồng chị, lão Trần dáng người nhỏ thó, là nhân viên sở nông nghiệp tỉnh. Học trung cấp chuyên ngành chăn nuôi. Năm ấy lão về nghỉ theo chế độ 176. Hành nghề tự do: Chuyên hoạn lợn và tiêm lợn thuê kiếm tiền. Thằng Tuỳ trở về cơ quan sau chín tháng nằm trong trại tạm giam, vì những lý do không rõ ràng. Người ta xui nó nhận tội để cứu lão phó giám đốc. Thực sự nó chẳng có tội gì. Tiền chẳng được một xu, ngoài vài bữa chiêu đãi lòng lợn tiết canh. Không có cơ sở khép tội, nó được thả. Ngày về lại cơ quan làm việc. thằng Tùy thành trắng tay, không một cắc bồi thường danh dự, sức khoẻ… Ngày ấy, chưa có cái nghị định gì đó về chuyện bồi thường oan sai. Cũng từ sau buổi tối ấy, thằng Tuỳ như bị ma nhập. Bị vật lên vật xuống như mớ giẻ rách. Liên tục nhận được các loại quyết định. Nào hạ lương, nào khiển trách.... Khổ thân nó quá. Ai bảo… lắm chuyện.

Cái kim bọc trong giẻ lâu ngày cũng lòi ra. Cả cơ quan chỗ nào cũng bàn ra tán vào, xì xầm như họp hội kín. Một ngày bỗng chuyện vỡ bùng khi lão Trần, chồng chị Bí bị công an bắt. Thằng Tuỳ rỉ tai thằng Lô bảo: Có gì đâu, cái lão “hoạn lợn” ý tính bẩn và ngu như con bò. Gặp thằng cò nhà gian xảo. Nó mồi chài ngon ngọt thế nào mà vợ chồng lão bán căn nhà đang ở với giá khá rẻ. Còn tốn thêm khoản tiền cò cho nó kha khá. Mãi sau mới biết thằng đó ăn tiền hai mang, cả bên bán lẫn bên mua. Biết bị lừa thì đã quá muộn. Lão Trần bàn tính với vợ tìm cách vòi thêm tiền. Lão giở quẻ tuyên bố bán nhà chứ không bán đường ống dẫn nước vào nhà, thế là cãi nhau om tỏi. Tức quá, đêm lão vác cuốc thuổng ra đào gỡ đường ống nước. Chủ mới lại là công an. Khi lão Trần vừa móc đoạn ống nước lên thì công an phường có mặt kịp thời bắt tại chỗ kẻ gian. Giải về đồn tạm giam mấy ngày. Chị Bí khóc ồ ồ, chạy vào gặp người yêu. Thế là ông Khỉnh ra tay “anh hùng cứu… chồng mĩ nhân”. Ông vung tiền lo lót các nơi. Chuyện rồi cũng dần êm. Tình yêu trải qua gian nan trắc trở, ngày càng trở nên thắm thiết bền chặt. Cường độ tình yêu tăng lên ngất trời. Trước còn nửa kín nửa hở. Giờ được thể cứ ra mặt công khai. Thằng Tuỳ bảo: Lão Khỉnh đầu năm, đít vô tư… mà còn máu thế. Tối nào cũng thấy hai người dập dìu với nhau.

Thằng Lô cười hề hề: “Của lạ tạ khoai” mờ… Thằng nào chả máu?

Một ngày kia. Hai nhà cùng tổ chức đám cưới. Con trai lão Khỉnh lấy cô con gái út nhà chị Bí. Thằng ấy học lớp ba, lêu têu bờ bụi mãi. Bố nó cho đi học lái xe, rồi vào biên chế chính thức ở cơ quan. Con gái chị Bí nhìn như con búp bê, là đứa xinh nhất trong bốn đứa, vừa học xong trung cấp kế toán một trường dạy nghề của tỉnh. Trước ngày cưới một tuần. Hai đứa còn mặc đồ cưới ra công viên quay camera đẹp như phim. Cả cơ quan quần áo chỉnh tề, nghiêm túc đến dự đám cưới, không thiếu một ai. Cỗ xong, thằng Tuỳ kéo thằng Lô ra quán uống nước trà. Nó bảo: Đ… mẹ. Lần đầu tiên trong đời tôi mới gặp cảnh này. Đúng là cái thứ “chung vợ chung con”… thật là. Thế gian loạn cào cảo cả rồi…

Thằng Lô cười hì hì: Ông thấy không? Chỉ một động tác thôi, đã bịt hết miệng đời. Hay…! Chiêu này cực kì sáng tạo. Đúng bản chất sự việc, rất đặc trưng “tính giai cấp”. Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt từ TW đến tận… gia đình, thật tuyệt vời…

Thằng Tuỳ nghe xong phá lên cười ha ha… chắp hai tay vái lên trời. Khâm phục, khâm phục…!


(còn nữa)

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Số 351-2014- Thư rãng chúa nhựt - Truyện kể bằng hình ảnh.


MÀY BIẾT TAO LÀ AI KHÔNG?.

Một thằng đầu trọc. Dao khủng, súng khủng đang vung tay chỉ trỏ trước cửa “cơ quan công quyền”.


  (Đcm… dao sắc thế mà nó giắt vào chỗ nhậy cảm. Trym không vững là… teo luôn rồi?)

Người ta xúm đông xúm đỏ thành tắc đường thế này...



Lão Đồ lò dò đến gần vỗ vai thằng nhóc bảo: Mày biết tao là ai không?

Thằng đó trừng mắt nhìn Lão hồi lâu rồi… lắc đầu.

Thế mày có biết Long Nhựt là thằng nào không?. 



Nó nhìn Lão trừng trừng rồi… lắc đầu.

Thế ai đây?



Và… Còn đây nữa…



Hắn lại trừng mắt lần nữa, lại… lắc đầu.

Thông báo khẩn cho mày biết. Thằng này chuyên đánh nam dẹp bắc. Đi đến đâu dược giới giang hồ đưa đón tận mạng luôn.

Nó tròn mắt ngạc nhiên hỏi: Thằng đó mần nghề gì?.

Ủa, thế ra mày không biết Long Nhựt là thằng nào sao. Tao nói mày đừng có run nhá. Long Nhựt là ca sỹ nổi danh. Nhất là khi thằng đó hát bài “Gần lắm trường sa” thì hàng triệu trái tim đều… ngừng đập. Tim mà ngừng đập là... chết đó. Mày có biết sợ là gì chưa?

Hắn lại lắc đầu.

Tao đi không đổi họ, đứng không đổi tên. Tao là Lão Độc Hành. Là bác họ năm đời của thằng ca sỹ tên Long Nhựt. Mày hỉu chưa…?

Thằng nhóc vội xuống xe. Lon ton chạy đến cúi đầu vòng tay thi lễ. Nó quay lại đám đông, quát: Chúng mày giãn ra nhường đường cho Bác của đại ca tao đi. Đcm… nhanh lên. Kẻo đại ca tao mà quở là chúng mày chỉ có… hết tiền. Hiểu chửa?. Hình của đại ca tao đây nè:


Thằng nhóc tiễn Lão đi hết đoạn đường bị tắc. Trước khi chia tay nó bảo: Thưa đại sư tổ. Con đéo biết thằng Long Nhựt là thằng chó nào. Dưng mà con thừa nhận là con rất kính nể bác. Lần sau bác nhìn thấy mặt con thì bác cứ giả vờ không nhận ra, hoặc bác rẽ sang đường khác đặng con nhờ.

Ừa… Thế mày mần nghề gì?

Trấn lột…!


Lão chuồn lẹ. Mịa… hú vía. May gặp phải thằng trấn lột tử tế. Chớ gặp phải các đồng chí “cưỡng chế” ta, thì Lão… đéo còn cả quần sịp mà mặc rồi… Hu hu hu


Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Số 350-2014 - Truyện ngắn CƠN GIÔNG (tiếp và hết)

CƠN GIÔNG (tiếp và hết)

Chiều xuống nhanh. Đụn mây đen kịt đã phủ kín bầu trời từ lúc nào không hay. Gió bắt đầu thổi mạnh. Từng cơn quất ngược như những lằn roi ngày hắn còn thơ bé. Mấy đám rạ khô thoắt bay tung mù mịt, cuộn lại thành chiếc vòi lớn chúi xuống mặt đất. Mưa bắt đầu rơi. Từng hạt mưa to tướng đập vào mặt hắn rát bỏng. Rồi mưa trút xuống dữ dội. Trời đất bỗng như điên cuồng trong cơn thịnh nộ. Hắn ngồi đó bình thản trước cơn giông. Mấy nén hương đã tắt ngấm. Chỉ còn xác hương nhô lên nhọn hoắt. Hắn rùng mình ngất ngây vì thấm lạnh. Toàn thân lướt thướt như một tên bù nhìn canh nương. Thân mình hắn nhẹ bẫng, bồng bềnh trong làn mưa trắng bạc. Những tia chớp rạch ngang bầu trời như muốn xé rách tròng mắt hắn. Bỗng hắn há hốc miệng, trừng trừng nhìn về phía trước. Cách chỗ hắn ngồi không xa. Thày hắn đang đứng giữa hai người đàn bà. Một bên là u hắn. Vẫn cái dáng gầy gò xanh xao. Hai hốc mắt đen tối. Manh áo rách nơi vai hở cả mảng da xạm nâu. Bên kia, một người đàn bà thành thị ăn mặc sang trọng. Dáng điệu đài các xinh đẹp. Thày hắn bận bộ kí giả màu xám sáng thẳng cứng… Xung quanh họ, một vầng hơi xốp mầu lam nhạt bao bọc. Cả ba người đứng lặng nhìn hắn. Bất giác hắn cất tiếng gọi: “Thày ơi,  u ơi…!” Không có tiếng trả lời. Chỉ thấy họ nhìn hắn bằng đôi mắt rất lạ. Ánh mắt vừa lạnh lùng, vừa vô cảm. Thày hắn khẽ lắc đầu…. Hắn cố hết sức gào lên lần nữa: “Thày ơi, u ơi…!”. Tiếng hắn mất hút vào tiếng mưa quất ràn rạt. Chốc lát, cả ba bóng người quay gót từ từ bước đi… Hắn không còn đủ sức để gào lên nữa. Hắn vùng chạy, ngã chúi, rồi lại vùng chạy. Nhưng kì lạ chưa, đôi chân của hắn dường như  bị dính chặt xuống đất. Hắn cố mãi, cố mãi đến kiệt sức. Hơi thở đứt quãng, toàn thân vô lực. Ba người đã cách một khoảng khá xa, chỉ còn thấy những chiếc bóng mờ nhạt, thấp thoáng trong làn mưa mù mịt. Hắn lấy hết sức gào lên: “Thày ơi, u ơi!. Hãy cho con theo với…!”. Tiếng vọng rơi tõm vào khoảng không đầy nước. Đôi mắt hắn mở trừng trừng rất lâu. Bỗng hắn xuay người ngửa mặt lên trời, miệng phát ra một tràng cười ngạo nghễ. Tiếng cười chát chúa sắc nhọn như làn gió mỏng quét ngang, chém rách làn mưa đang vần vũ. Hỡi các người. Một lũ người man rợ, lũ sát nhân. Vì sao đất nước này bao năm phải sống trong khổ ải, tăm tối, bị cô độc tận cùng giữa đại dương nhân loại. Suốt cuộc đời, các người đã làm được gì? Đã cho ai được cái gì?. Hay các người chỉ biết cướp đoạt tất cả…???



Cơn sốt khiến người hắn nóng như có lửa. Nhưng trong người lại lạnh run. Hắn chập chờn nửa thức nửa ngủ. Thấy cậu đang ngồi chênh chếch bên đầu hắn. Bóng ông in trên vách lá thành một khối đen thẫm như tảng đá đầu nương. Thi thoảng khối đen chập chờn động đậy bởi ánh lửa bập bùng. Cậu đã già lắm rồi. Cái lưng đã còng. Làn da cậu mốc lên, nhăn nheo và xám như gỗ mun rừng. Hắn nhớ cái ngày cậu dạy hắn học chữ. Cái thứ chữ không giống như chữ bây giờ. Hắn kiên quyết không học. Hễ cứ cầm cây cọ là hắn cố tình vẽ những nét loằng ngoằng trên mặt giấy gió. Và cậu hắn lại giơ chiếc thước gỗ lim đập tới tấp. Và mãi mãi, hắn sẽ không thể quên những điều như thế. Nhưng người ta khuyên hắn phải cố quên, cố từ bỏ nỗi thù hận đã gieo vào bộ óc non nớt của hắn. Khiến tâm địa hắn trở nên đen tối và hoang dã… “Đã mấy mươi năm rồi…” Tiếng ông cậu thì thầm. “Bỏ đi cháu ạ. Đâu chỉ có thày cháu, u cháu lầm lẫn. Đã có tới một nửa trái đất cũng lầm lẫn như thế kia mà. Hãy quên đi, bỏ đi cho nhẹ lòng…”. Hắn tự nhủ. Quên ư, làm sao để quên. Thế còn cuộc đời hắn thì sao? Không lẽ hắn phải tự quên chính hắn đi sao? Rồi còn biết bao những số phận tang thương kia nữa. Họ có quên được không?. Biết đến bao giờ sự hận thù chia rẽ, u mê kia mới được giải thoát?. Đến bao giờ con người với con người được là bạn của nhau. Đến bao giờ cái gianh giới “giai cấp” mới được gỡ bỏ?. Sự thù hận như một thứ vi trùng cấy vào những bọc máu chất phác đơn sơ kia, từ mấy chục năm qua đã tạo nên vùng dịch. Cần một phương thuốc hữu hiệu để chữa trị. Để cho lòng người được thảnh thơi, được an nhiên mà sống. Hỡi ôi. Một khi mọi sự được minh bạch, thì biết bao nhiêu thân xác đã thối rữa, bao thế hệ đã biến mất, và hệ lụy của nó là vô cùng. Làm sao để tin tưởng, để tôn trọng nếu lịch sử không được ghi chép một cách trung thực. Nếu như lịch sử cũng giống như cái thùng rác để người ta tìm cách phi tang quá khứ tăm tối mà họ từng gieo lên đầu dân tộc. Nếu như tương lai chỉ là căn nhà bê tông được xây trên vũng bùn lầy của sự dối trá…?. Nếu không, tất cả chỉ là ngụy biện, vô nghĩa…

Hắn tỉnh dậy vào gần trưa hôm sau. Ngôi nhà mái lá lụp xụp tĩnh lặng lảnh khuất dưới chân núi chênh vênh. Định thần một lúc lâu, hắn mới nhận ra từng đồ vật trong ngôi nhà của cậu. Cậu tìm thấy hắn sau trận mưa chập tối hôm qua, lúc đang nằm xấp mặt trên mộ u hắn. Ông kêu con cháu ra cõng hắn về. Hối mọi người đốt lửa, thay quần áo, đổ thuốc cho hắn. Hắn sốt mê man cả đêm. Đến sáng mới chầm chậm thiếp đi.

Hắn nằm ngửa trên chiếc chiếu cáu bẩn dưới sàn nhà, đôi mắt ngơ ngác. Chiếc bàn thờ làm bằng tấm ván mỏng thô ráp, treo trên vách bằng hai sợi dây thép đã trở nên cũ kĩ và cô độc. Hàng bát hương cái thấp cái cao vẫn còn nghi ngút khói. Làn khói bệch bạc quấn quýt bao quanh. Tấm ảnh mẹ hắn ố vàng bong tróc vì thời gian. Đầu óc hắn trống rỗng. Tâm trí hắn lang thang nơi cùng trời cuối đất. Hắn lẫn lộn giữa thực tại và kí ức. Ừ, mà sao kí ức lại xa lạ chừng ấy?. U ơi u. Giờ u ở nơi đâu… Nghe người ta bảo u đấu tố ông nội con hãm hiếp u. Ông nội con già cả như thế thì cưỡng hiếp u hồi nào chứ?. Cớ sao…!?

Buổi sáng, cả nhà cậu hắn đều lên rẫy… Hắn lặng lẽ khoác túi tìm ra đường cái, đón xe tốc hành xuôi về nam. Hắn chưa biết phải đi đâu. Nhưng một ý nghĩ luôn thôi thúc trong đầu hắn. Khiến hắn phải dời xa chốn này. Đã vào cuối hè. Ánh nắng có phần dịu hơn. Nhưng không khí oi nồng như vẫn cố giữ chặt lấy cỏ cây và con người xứ núi. Hắn ngoái cổ nhìn lại căn nhà lá loi thoi kẹp giữa hẻm núi chênh vênh một lần cuối cùng. Cảm nhận nỗi cơ đơn, lạc lõng của nó trước thiên nhiên hùng vĩ. Hắn xốc lại chiếc túi trên vai, rồi cắm cúi bước đi…

(Chuyện có sử dụng tư liệu của một người bạn đã mất. Xin chân thành cảm ơn).

Quê hương- Tháng 7/2008

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Số 349-2014 - Truyện ngắn CƠN GIÔNG

Truyện ngắn

CƠN GIÔNG


Năm nào cũng vậy, vào ngày này là hắn lại trở về. Mai là ngày giỗ u hắn. Nhưng lần này hắn muốn lặng lẽ trở về, để rồi quyết định sẽ lặng lẽ ra đi. Cho đến giờ này cậu của hắn cũng chưa hay tin gì về hắn. Ngôi mộ u hắn lè tè như một mô đất nhỏ, nằm riêng rẽ dưới chân con đồi thấp. Hắn ngồi xuống bật lửa thắp ba nén nhang. Khẽ khàng cắm lên đầu ngôi mộ, phía sau tấm bia làm bằng mảnh đá vát cạnh xù xì. Vẻ mặt hắn trầm lặng. Ngọn khói nhè nhẹ lan toả nồng nàn trong gió chiều mơn man. Hắn im lặng cúi đầu. Từ xa, trông hắn tiều tuỵ và cô đơn như một gã hành khất. Hắn vẫn ngồi ở đó. Thân hình đen đúa chồi lên giữa nắng chiều nhàn nhạt. Một con chó hoang vụt nhanh qua trước mặt. Bộ lông xám loang lổ, bong tróc vì lở loét. Chiều hoang sơ đến ớn lạnh. Hắn chậm rãi vặt những ngọn cây dại cao vượt khỏi thảm cỏ gà trên thân mộ. Đôi môi hắn mím lại. Chiều xuống vội. Bóng chiều u ám phủ nhanh ngọn đồi. Những thân mộ loi thoi chen lấn, nhìn mỗi lúc càng thẫm màu. Phía xa kia, đụn mây lớn đen kịt đang bồng bềnh chồi lên từ phía tây, lan nhanh như một đám khói khổng lồ. Trời đột ngột đứng gió. Hắn ngơ ngác giữa không gian tĩnh lặng, gương mặt thảng thốt vô hồn.

Ngày bé, hắn thường bị u hắn mắng chửi. Ông ngoại đánh hắn bằng chiếc ba toong làm bằng thân cây mây già uốn khoằm một đầu. Bà ngoại vụt hắn bằng chiếc đòn gánh sứt mấu, bóng lên màu mồ hôi… Bất chợt hắn sờ vào đầu những ngón tay, đã từng bị cậu hắn đập bằng thước kẻ gỗ lim vuông cạnh… mỗi khi hắn đọc nhầm phiên âm chữ Hán. Ngày đó hắn chỉ biết khóc, khóc nhiều lắm, khóc đến cạn khô nước mắt. Mãi về sau này khi bị đòn, hắn không còn biết khóc nữa. Hắn nhớ như in mùa thu năm ấy. Hắn mới chỉ vừa 6 tuổi thôi, đã biết gì. Ngoài đình tiếng loa dóng rả, thôi thúc… U hắn nghe loa gọi tên vội vứt đôi quang với hai cái xảo. Bà xách đòn gánh tất tả bước ra cổng. Hắn chới với chạy theo gọi… U ơi, u ời… U hắn vẫn ống thấp ống cao, tay xách đòn gánh chạy đi. Hắn lon ton chạy theo. Ngoài đình nhiều người lắm. Người ta xúm đông xúm đỏ, người cuốc người gậy lao xao. U hắn vừa đến nơi đã được gọi tên ngay: “Mời Ủy viên hội phụ nữ kháng chiến huyện. Đồng chí Nguyễn Thị Hiên lên đấu tố…”. Hắn vừa đến nơi đã thấy ông nội hắn đang bị trói ghì vào cái cọc ngay trên thửa ruộng của nhà hắn, mái tóc xõa rối bù, mắt nhắm nghiền, đầu gục xuồng. Hắn chợt gọi thất thanh: Ông ơi…!. U hắn vội bịt mồm hắn rồi tất tả xốc cây đòn gánh chạy về phía ông nội hắn. Hắn khóc nấc lên. Đôi mắt nhòe nhoẹt của hắn chỉ nhìn thấy cây đòn gánh trên tay u hắn cứ vung lên mấy bận. Hồi lâu bà gục xuống ngất xỉu… Người ta khiêng u hắn vào góc ruộng. Người bứt tóc, kẻ vặt tai hồi lâu… Chỉ thấy u hắn nhắm nghiền đôi mắt. Hai hàng nước mắt chảy dài xuống hai bên thái dương… Hình như tóc u hắn bất chợt bạc thếch…


Thầy hắn mất tích trong một đêm mưa gió. U hắn đi đâu suốt đêm hôm đó. Bà về đến nhà lúc gần sáng, người ướt đẫm, lạnh run. Hắn nằm bên đống lửa co quắp như  con tôm luộc. Hắn chẳng biết u đi đâu. Sau này nghe u kể. Thày hắn ra đi vì một nhiệm vụ bí mật. Mới năm sáu tuổi đầu, hắn được chứng kiến những ngày tưng bừng của quê hắn trong cuộc cải cách ruộng đất. Ông nội hắn bị quy thành phần địa chủ mặc dù những năm kháng chiến, ông đã nuôi giấu nhiều cán bộ cách mạng cao cấp của đảng. Ông nội bị đem ra đấu tố suốt mấy ngày không ăn không uống. Rồi ông bị xử bắn. Xác ông phơi ngoài bãi ngô. Những thân ngô đã chặt hết, còn trơ lại mấy đoạn gốc ngắn ngủn, sắc nhọn. Bà nội hắn thương ông nhưng chẳng biết làm gì hơn là ngồi khóc thầm sau núi. Hai ngày sau không cầm lòng được. Nửa đêm bà lén tìm xác ông về chôn cất. Nhưng ác thay, chỉ còn thấy non nửa cái xác tơ tướp, thịt xương lẫn lộn một đống bầy nhầy vì bị lũ chó hoang nhay xé, ăn thịt, kiến bu dầy. Bà nội hắn phải lấy rạ đốt mới giành lại được phần xương thịt ít ỏi của ông, bó vào mảnh chiếu rách mang chôn trong hốc núi. Gia đình hắn bị cả làng cả xã kì thị phỉ nhổ như những kẻ mắc bệnh dịch hạch. Bà nội hắn, bác cả, cô ruột hắn… dần từ bỏ cõi đời trong căm hờn và đói rét. U hắn bị kỉ luật một cách bí ẩn bằng những lí do rất mơ hồ vu vơ… Gia đình hắn bị quy tội “phản quốc” vì cha hắn theo giặc… Không chịu nổi nỗi nhục nhã ê chề. U hắn bế con bỏ quê mà đi. Bà đưa hắn dong duổi khắp những vùng đất ngày trước bà hoạt động cách mạng. Hai u con sống lắt lay qua ngày, nhờ vào lòng hảo tâm của những cơ sở cũ của bà. Hắn lớn lên trong âm thầm tủi hờn đời mẹ. Nhiều năm sau đó u hắn gần như câm lặng. Bà bị mất dần tiếng nói. Gương mặt luôn thất thần. Nhiều lần lên cơn tâm thần, bà khóc lóc suốt ngày đêm. Đến nỗi tròng mắt đỏ quạch, rồi thâm đen và mất dần ánh sáng. Một ngày, bà lên cơn điên loạn. Bà chửi trời, chửi đất. Chửi sự ra đi nhẫn tâm của người đàn ông xấp mặt. Bà rủa hắn là “cái thứ con hoang, là kết quả sự quần hôn của những giáo lý….”. Bà đánh hắn tơi bời bằng bất cứ thứ gì túm được trong tầm tay với. Tuổi thơ của hắn ngập chìm trong thù hận tăm tối. Đòn roi đã rèn hắn trở thành tảng đá câm lặng xù xì. Trái tim biến thành một khối chết chóc… Hắn biết, đòn roi không làm cho con người trở nên tử tế. Chỉ biến chúng thành những tên nô lệ, những cỗ máy vô tri, những kẻ hèn nhát. Những khối thịt hoang dã, trần truồng bị ngâm tẩm trong sự thù hận giai cấp tàn khốc và oan nghiệt.


(Còn nữa)

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Số 348-2014 - Những câu chuyện... - ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ TÌNH YÊU (tiếp và hết)

ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ TÌNH YÊU 

Hôm nay là thứ bảy, mọi người nghỉ cả. Hồng vẫn đến cơ quan như thường lệ. Ngồi một mình trong phòng làm việc, vẩn vơ trước màn hình vi tính. Ngay cả Hồng cũng không hiểu mình đến đây làm gì. Nhưng Hồng vẫn đến như một thói quen, một sự chờ đợi khắc khoải… Chiều đổ vội. Vệt nắng tắt lịm sau những dãy phố xô bồ, ồn ã. Chiếc xe màu đen bóng êm ru dừng gấp phía cửa sau căn nhà lớn. Hưng mềm nhũn trên đôi tay của anh lái xe. Đặt Hưng nằm trên chiếc giường trong phòng khách. Anh lái xe quầy quả… May quá, gặp chị ở đây. Anh nói nhanh trong tiếng thở gấp. Em phải về nhà vì cháu nhà em đang bị sốt, cần đưa đi bệnh viện ngay. Chị giúp em với… Giám đốc đang say, chị lo cho sếp giùm em nhé. Xin cám ơn chị…! Chưa hết câu, anh lái xe vụt biến mất khỏi khung cửa phòng…

Nhìn Hưng mê mệt thở dốc từng hồi. Hồng thấy ái ngại. Chị hoà nước ấm ra chiếc khay nhỏ rất đẹp bằng pha lê vẫn để trên mặt tủ thấp đầu giường. Với bàn tay khéo léo của phụ nữ, Hồng lau mặt, lau người cho Hưng bằng chiếc khăn bông mềm. Phải vất vả lắm mới cởi được chiếc áo Veton ra khỏi Hưng. Sự cố gắng làm Hồng thở hổn hển. Chị ngồi cạnh mép giường thật lâu. Căn phòng ngột ngạt quá. Hồng mở tung cánh cửa sổ. Một làm gió mát đem theo cả hương Ngọc Lan ngoài của sổ ùa vào phòng, xoa dịu cái bức bối tù túng của căn phòng kín. Đây là lần đầu tiên Hồng bước vào căn phòng này. Nó được bài trí khá cầu kì. Những khoảng rèm màu hồng rực. Mảnh ga trải giường cũng một màu hồng nhạt. Ngọn đèn màu hồng. Nền nhà lát bằng gạch men màu sáng sang trọng, cũng đồng loã phản chiếu ánh sáng lung linh. Căn phòng rực rỡ ánh sáng và sắc màu. Đâu đâu cũng một màu hồng bao bọc. Hồng liên tưởng đến căn phòng hạnh phúc ân ái vợ chồng. Vậy mà cái xác người mềm nhũn kia nào có cảm nhận được đâu. Sắc hồng của căn phòng còn nói lên sự mạnh mẽ, đa tình của chủ nhân nó… Dù được gọi là phòng khách, nhưng nó chỉ dành riêng cho Hưng. cũng chỉ Hưng mới chính thức là chủ nhân của chốn này. Ngay cả cô bồ trẻ cũng mấy khi dám tự bước vào đây. Thế còn Hồng thì sao, một diễm phúc hay một cơ hội…?

Hồng ngồi lặng. Đã mấy năm qua, Hồng vẫn là “Q” trưởng phòng tổ chức hành chính. Nhưng với nhiệm vụ của mình, Hồng phải có trách nhiệm chăm lo cho Giám đốc. Sự chăm sóc giống như là bổn phận. Bỗng Hưng buột miệng kêu ú ớ. Tiếng kêu nghe lạc lõng thất thanh như tiếng con thú hoang bị thương, gần về cuối chìm đi, rên lên như một tiếng nấc. Hồng cảm thấy nao lòng. Vì đâu mà Hưng phải cô đơn và bất lực đến như thế?. Ở cơ quan này, mọi chuyện đều không thể qua mắt được Hồng. Trong trách nhiệm lãnh đạo phòng tổ chức. Hồng tận tâm chăm chỉ và trung thành. Đâu đó những ánh mắt ghen tỵ, những lời xì xào thoảng qua. Nhưng Hồng không hề quan tâm.

Cánh tay bất chợt vung mạnh vào không khí, rồi lại bất lực thả rơi thõng xuống mép giường. Hồng khẽ khàng đỡ cánh tay Hưng đặt vào chỗ cũ. Ngồi bên cạnh giường trong đêm tĩnh mịch. Hồng thả lỏng tâm tư, mê mải nghĩ ngợi về những mảnh sáng tối của đời người. Những bon chen, giành giật. Những trò lừa đảo dối trá ngổn ngang khắp đó đây đã khiến con người trở nên nhỏ bé, yếu ớt và vô vọng trong cuộc mưu sinh. Đã mười giờ tối. Tiếng chuông đồng hồ lớn đỉnh tháp Bưu điện thành phố bính boong thả nhịp. Hồng làm sẵn một ly cam vắt chờ giải rượu cho Hưng. Hồng chợt rùng mình thảng thốt khi một bàn tay nóng sực, mềm ấm nắm chặt tay Hồng. Đôi mắt Hưng nhắm nghiền, mặt tái nhợt. Hưng thều thào: “Đừng đi… Đừng bỏ anh. Đừng!... !”. Hình như Hưng vừa gọi tên ai đó trong cơn mê sảng. Bỗng cánh tay Hồng bị kéo mạnh. Vòng tay Hưng bỗng trở nên rắn chắc ghì chặt ngang lưng. Hồng ngây người. Dù rất ngạc nhiên nhưng cũng thấy rúng động với những cảm giác mới mẻ ngỡ ngàng trong vòng tay của một người đàn ông lạ. Hồng im lặng. Toàn thân cứng đờ vô lực. Hưng như một con thú chồm lên Hồng. Những tiếng gầm gừ trong cơn cuồng nộ, bị kìm nén không thoát ra được. Hưng cuống cuồng nhay xé tấm thân người đàn bà trong vòng tay. Những mảnh áo quần bay tứ tung. Hồng muốn kêu lên cầu cứu. Nhưng cái miệng nhỏ nhắn của Hồng bị bịt kín bằng một nụ hôn dài bất tận. Hưng gồng mình buông thả. Tất cả nỗi đè nén trong vô thức bùng lên, trút đổ cuống cuồng. Một luồng hơi nóng ngần ngật đang trào sang thân thể. Hồng cong người đón nhận. Giây phút ấy Hồng mới cảm nhận được mình là đàn bà…?

Hưng đổ vật xuống bên cạnh. Vòng tay vẫn như một sợi dây rắn chắc trói chặt thân thể người đàn bà. Hồng ngẩn ngơ run rẩy, nỗi sợ hãi hoà tan cùng khoái cảm vẫn cứ mỗi lúc rung lên trong tâm khảm. Một giọt nước mắt lặng lẽ lăn trên mặt Hưng chầm chậm. Ôi, tại sao cái con người giỏi giang hào hoa kia lại cô đơn và đáng thương đến thế. Mấy chục tuổi rồi mà vẫn khóc âm thầm như một đứa trẻ. Hồng âu yếm lau nhẹ giọt lệ với sự trìu mến khác thường. Thế này là sao chứ. Những suy nghĩ quẩn quanh lẫn lộn rời rạc, miên man trôi mãi về xa tít. Giấc ngủ ngọt ngào vừa chợt đến như bám chặt dính dấp, lôi kéo trái tim mù loà vào cõi si mê hoan lạc. Hồng chìm vào giấc ngủ chập chờn mộng mị… Những đam mê mới mẻ đã chấm dứt những ràng buộc cuối cùng của Hồng với chồng.


Nhận quyết định ra một phòng giao dịch xa trụ sở, Hồng đổ bệnh sau nhiều đêm khóc xưng cả mắt. Đôi mắt mơ màng đầy quyến rũ làm mềm lòng bao chàng trai. Ngày nào Hải thường hãnh diện mỗi khi giới thiệu Hồng với bè bạn. Mí mắt xưng mọng thâm đen vì khóc nhiều, khiến đôi mắt mờ dần. Hải xin nghỉ phép, vội về đưa vợ nhập viện. Những ngày ở bên Hồng. Hải muốn bù đắp chút thiếu hụt trong lòng vợ. Chút ân tình giành cho người đàn bà mà Hải đã từng yêu tha thiết. Giành cho Hồng tất cả những gì tốt đẹp nhất mà anh có được. Xin trả cái ơn cho những rung động đầu đời, những năm tháng hạnh phúc mà Hồng mang lại cho cuộc đời anh. Để những chuỗi ngày tha hương sau này sẽ không còn những tơ vương dính dấp, làm ngập ngừng mỗi bước chân. Hải không biết những ngày đó sẽ ra sao. Nhưng lòng anh đã lạnh. Ngọn lửa trong trái tim đã lịm tắt. Nhìn Hồng thiêm thiếp trên giường bệnh, Hải vừa thương vừa giận. Em ơi… Tình yêu đâu phải là món hàng đem ra để trao đổi, để đặt giá… Em thì đa cảm, nhút nhát. Em đâu có đủ nhẫn tâm để xông vào cuộc đua chen… Có lẽ sau này em sẽ nhớ. Nơi đó chỉ có quyền, tiền và những trò lường gạt. Đó không phải là tình yêu.
Mùa hè đã về đến mang cái nóng thiêu đốt mặt đất. Những cơn mưa đổ xuống quay cuồng vội vã. Cánh cửa sổ màu xanh chỉ mở vào ngày cuối tuần. Người đàn bà vẫn ngồi lặng lẽ như một pho tượng. Khuôn mặt đẹp hướng về cuối con đường thưa người qua lại. Ánh mắt lặng buồn và cam chịu. Quá khứ êm đềm đã tuột khỏi vòng tay. Lẩn vào đâu đó cùng những cay nghiệt của thói đời. Chùm Tigon rải từng cánh hoa nhỏ trên ban công. Những cánh hoa vụn vỡ héo tàn ngả màu xám rải đều dưới những cánh hoa vẫn còn đỏ tươi vừa rơi rụng. Thời gian trôi êm ả lặng lẽ. Có phải nỗi cô đơn đã làm chiều thêm hoang vắng?. Biết rằng, sự chờ đợi bao giờ cũng mong manh…

Quê hương 5/2008



Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Số 347-2014 - Những câu chuyện công sở - ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ TÌNH YÊU

Truyện thứ hai

ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ TÌNH YÊU
  
Mùa hè đã về đến mang cái nóng thiêu đốt mặt đất. Những cơn mưa đổ xuống quay cuồng vội vã. Cánh cửa sổ màu xanh chỉ mở vào ngày cuối tuần. Người đàn bà vẫn ngồi ở đó như một pho tượng. Đôi mắt đẹp hướng về cuối con đường thưa người qua lại. Ánh mắt lặng buồn và cam chịu. Quá khứ êm đềm đã tuột khỏi vòng tay. Lẩn vào đâu đó cùng những cay nghiệt của thói đời. Chùm Tigon rải những cánh hoa nhỏ trên ban công như một tấm thảm đỏ. Thời gian trôi êm ả lặng lẽ. Dường như nỗi cô đơn đã làm chiều thêm hoang vắng...?. Ừ nhỉ. Ngày đó hình như anh có nói với mình: “Em ơi, tình yêu là tiếng nói riêng của con tim. Là thứ gì đó rất thiêng liêng và cao quý. Nơi đó mình đinh ninh rằng: ‘Sự trao đi trọn vẹn và sẽ được nhận về trọn vẹn...”

Hồng nằm nghiêng, quay mặt vào phía trong. Nghe tiếng thở thất thường của Hải, Hồng biết chồng đang còn thức. Giờ này cũng đã khuya lắm. Tiếng con thạch sùng tắc lưỡi khe khẽ đâu đó. Mỗi đêm vẫn đợi cho chồng đi ngủ trước. Hồng mới len lén lên giường, khẽ khàng nằm xuống bên cạnh. Vẫn như mọi ngày, vẫn cùng một tư thế. Chiếc giường bỗng trở nên quá rộng rãi. Đêm thì mỗi lúc mỗi lạnh lùng… Đệm giường động đậy phía sau. Hải choàng tay ôm vợ. Hồng giả vờ say ngủ nằm im. Bàn tay Hải lần mò trên bầu vú khiến nó cứng lên. Bàn tay đó lần xuống phía dưới. Cảm giác buồn buồn, nhồn nhột khiến Hồng tỉnh hẳn. Hồng nhủ thầm: Lạ nhỉ, vẫn cái kiểu cách như thế đã bao năm, khiến người ta nhàm chán… Hải kéo vợ ôm chặt giữa vòng tay. Cơn dục tình bùng lên. Hải cuống quýt làm cái chuyện của đàn ông, mặc cho vợ lặng thinh, tỏ vẻ cam chịu. Hồng bỗng nhớ đến Hưng. Cái cách của anh sao đằm thắm và đam mê đến thế. Nó khác hẳn kiểu vội vã cuống cuồng đến vô lý của Hải. Hưng như ngọn sóng ngầm. Dịu dàng mà mãnh liệt. Bao giờ cũng đủ để Hồng hứng khởi cao nhất, sâu nhất. Cái cảm giác nóng hổi ùa vào thân thể khiến Hồng không thể kìm giữ. Bất giác, đôi cánh tay mềm mại của Hồng vươn dài như con rắn cuốn chặt người đàn ông đang phủ lên thân thể mình. Ôi,… anh…! Tiếng kêu rung lên trong phút giải thoát lênh láng. Hải sung sướng tận hưởng cử chỉ âu yếm bất thường của vợ.

Ngọn đèn ngủ sáng lung linh, ánh sáng lấp loá làm căn phòng ấm áp hơn. Hồng từ nhà tắm bước ra, ngập ngừng… Hải vẫn trần truồng nằm xấp thẳng đuỗn trong giấc ngủ mệt mỏi, thoả mãn. Bất chợt Hồng buông tiếng thở dài. Lại nhớ đến Hưng. Nỗi nhớ dồn lên ngực thổn thức. Hồng ngẩn ngơ nhìn khoảng ướt vương vãi trên mặt đệm nhờ nhờ trong ánh sáng ngọn đèn ngủ. Dấu ấn của phút thăng hoa ân ái trong suy tưởng. Không biết tình yêu là cái gì nhỉ? Hồng tự nhủ. Nhưng sự cảm nhận mới ngọt ngào thấm thía biết bao. Phải chăng Hồng đã đánh mất một thứ gì đó. Hồng chưa nhận ra nó là gì…?. Ước gì người nằm kia là Hưng… Ngồi im lặng khá lâu trong ánh sáng nhợt nhạt của căn phòng. Hơi lạnh thấm dần vào thân thể không mảnh che đậy. Hồng khẽ rùng mình. Len lén lên giường nằm xuống cạnh chồng. Cảm giác ướt át dưới lưng lành lạnh. Giấc ngủ không đến. Hồng quay quắt lần hồi từng thời gian đã qua…

Vợ chồng Hưng li hôn sau một sự kiện bùng nổ, như giọt nước tràn ly. Sự rạn nứt bắt đầu sau những lỗi lầm có nguyên nhân từ sự thành đạt quá dễ dàng của Hưng. Những mối tình vụng trộm vỡ lở, cái gia đình bé nhỏ của Hưng bỗng chốc tan vỡ. Sự chia ly nào cũng xót xa. Hưng trở nên ngơ ngác thất thần. Tin không vui ùa vào cơ quan trong im lặng âm thầm. Mọi người đều tỏ vẻ hững hờ. Nhưng thấy ai cũng xôn xao. Nhất là mấy cô nhân viên có chút nhan sắc. Những cái tai dỏng lên thăm dò nghe ngóng. Những ánh mắt có phần lấp lánh hơn, ướt hơn và đầy hơn những tham vọng…


                                             (Ông... là ông cứ xơi ráo!)

Hưng trở nên cô độc như một con thú hoang. Những cuộc chơi buông thả trong men rượu. Những cuộc truy hoan gấp gáp hoang tàng. Mấy đứa đàn em xúm quanh, làm cái việc mồi chài, dẫn dắt những người đàn bà đến với Hưng. Mọi sự chỉ dừng lại khi đám đàn em giới thiệu một cô gái trẻ trung xinh đẹp cùng cơ quan, có chồng chết vì tai nạn giao thông vào dịp tết mấy năm trước. Thế giới nhỏ hẹp bước vào cuộc rượt đuổi quay cuồng, rối rắm và đầy bạo lực. Những cuộc thanh trừng đối thủ của cô bồ xinh đẹp làm náo loạn bầu không khí trầm mặc vốn có xưa nay. Những cơn sóng ngầm âm ỉ mang sức mạnh thô bạo, tàn nhẫn cùng những trò ma mãnh… Thói ngông cuồng của cô bồ trẻ cùng sự tiếp tay đắc lực của đám đàn em luôn sẵn sàng manh động, khiến nhiều kẻ mơ mộng phải bật xới, bỏ cuộc… Hồng bình thản trong vai một người quan sát độc lập, giám sát từng sự kiện quanh Hưng. Đã bao năm trong vai trò phó phòng tổ chức. Hồng càng thấu hiểu khả năng của mình. Từ một cô thủ quỹ, Hồng yêu ngay con trai giám đốc. Hắn bất chợt lấy vợ khác. Hồng dằn lòng nhận làm con nuôi của ông. Ông tuy già nhưng vốn vừa tham vừa dê. Hồng chiếm được cái ghế phó phòng tổ chức hành chính khi người tiền nhiệm đã nghỉ hưu. Nhưng đến nay, chữ “Q” vẫn treo lơ lửng chưa thể rơi xuống. Đã đi làm ở cơ quan nhà nước, lên chức tăng lương là cái đích, là ước mơ để phấn đấu tiến thân, để hãnh diện với bạn bè, đồng nghiệp. Trong thế giới thực lấp lánh màu sắc, lẫn lộn thật giả đen trắng không có danh giới. Lẽ phải nằm trong tay những ai biết giành giật, biết đạp đổ kẻ khác trong mọi cuộc đua tranh. Cơ hội không đến lần thứ hai. Hồng không thể đợi chờ mãi…


(còn nữa)

Số 346-2014 - Thư rãng đầu từng - HIỆP CUỐI.

HIỆP CUỐI

Ba X tay xách ca táp lẫm chẫm bước vào cửa dinh thự hoành tráng. Chị X đon đả chạy ra tay xách cặp, tay đỡ áo… miệng cười tươi như hoa. Ba X ngạc nhiên thốt lên: Ô kìa… sao cái váy của bà bị ướt cả đám lớn thế kia.

Ủa… đâu có…

Bà làm tôi nghi ngờ rồi đó nha. Có vụ gì phải nói thật ra đi…

Hí hí… nói thiệt hả… em mắc cỡ lém.

Già rồi mà còn chơi trò… “Hót Gil” là cớ làm sao?. Bay đâu. Cớ sao bà mày lạ vậy chớ.

Thằng ở chạy vào cúi đầu khoanh tay thưa: Dạ thưa ngài X. Từ sáng đến giờ bà nhà chơi tới 10 lần cái thứ “Hoa nữ kinh” gì đó, nên cứ bị… tửng tửng hoài. Gặp gia nhơn nào bả đều… hơn hớn vậy đó. Mới sáng ra con được bà ôm ấp hun hít. Khiến súng của con cả ngày luôn “chĩa vào đầu giặc thù”. Dạ thưa ngài X. Con… hổng dám đâu ạ…!.

Ba X quát: Bà sao vậy chớ…?

Dạ em đang… ư ư… hư… nứng lắm!

Là sao?

Là bởi cái chai “Hoa nữ kinh” kia đó. Sáng ni em chỉ hít mấy cái là thấy trong lòng nó lâng lâng. Mấy ngày nay em ngửi đều nên…

Sao cái váy của bà nó ướt nhẹp thế kia…

Chị Ba ngước đôi mắt ướt át: Đó là tại cái thứ… phải gió “Hoa nữ kinh” kia đó. Em ngửi cái là phê luôn tới ba ngày. Em đã dùng qua Sextoy đủ loại tây tàu mà vẫn chưa hết cơn… Là sao chớ!?…

Ôi thôi rồi… Chơi toàn hàng Tàu thế thì hàng họ vứt má nó đi rồi còn gì.

Nhưng anh ơi. Em muốn.

Bay đâu. Lấy thuốc giải…

Thằng đệ khệ nệ mang một hũ lớn đặt trước thềm. Anh Ba túm đầu mụ vợ gí sát vào miệng cái hũ quát: Hít đi… mạnh dzô. Hồi lâu chị Ba từ từ tỉnh lại… vội  lao ngay vào WC. Lại hồi lâu mới thấy chị lò dò đi ra, miệng lầu bầu cái gì không rõ…

Bà ngồi đây…

Đang đâu ông bắt tôi ngồi là sao. Ua… để tôi nhớ… Ùa, Con gái mình vừa bên Mỹ điện về bảo: Thằng Bá chắc không qua khỏi đâu. Vậy là cớ làm sao?

Bà chỉ được cái khôn hơn người ta. Bà còn nhớ cái vụ BCT quyết định kỉ luật tôi không?

Em nhớ… Vụ đó em cả đêm hỏng dám ngủ. Toàn chơi… sextoy không hà…

Trước hội nghị, tôi tuyên bố: “Kỉ luật tôi dễ ợt. Nhưng cả cái đất nước này có bao nhiêu tiền đều trong tay tôi. Các anh kỉ luật tôi thì ngay tháng sau khỏi lĩnh lương luôn...". Thằng Đại Chó tức phọt cứt, dưng vẫn quyết liệt đòi dí anh chết cho bằng được. Anh chỉ cười nhếch bảo rằng: Cứ kỉ đi… rồi khác biết. Thằng Quạng Đai nó mới lên tiếng dàn hòa. Nó bảo: Thôi thì ta tìm cớ hoãn binh. Ta giả vờ đưa ra TW lấy ý kiến. Rồi ta chơi trò… xí xóa. Bọn dân đen làm sao biết rõ sự tình, bởi đây là vấn đề nằm trong hệ thống “tuyệt mật”. Do vậy bọn nó càng khẳng định sự "lãnh đạo tuyệt đối toàn diện…” chớ sao. Chúng nó càng tin rằng “niềm tin dân chủ trong đảng” của ta càng ngày càng… quyết tâm quyết liệt. Vậy là đẹp cả đôi đường. rồi…?. Biết đâu…!?

Dưng mà em đang cay lắm. Thằng Ngựa, thằng Tư, thăng Huệ… đều là cái mỏ vàng của nhà mình… Bỗng dưng…!?

Em nghĩ một mà chẳng nghĩ hai. Này nhé: Thằng Ngọ phải chết bởi  nếu nó mà sống để thằng Bá nó khui tiếp tới… BCT luôn à. Nó chết là đúng quy trình rồi?

Thế còn thằng Tư thì sao?

Anh vẫn đang cay vụ đó. Vụ thằng Tư là do thằng Đại nó trả thù anh mà…

Bộ anh chịu vậy sao?

Anh đâu có hèn vậy chứ. Kế hoạch của anh đang tiến dần tới đích. Anh cần phải hy sinh thêm một số đàn em thân tín nữa.

Thế vụ thằng “Đầu bạc” thì anh tính sao?

Còn sao nữa. Anh chỉ đạo rồi. Mày cứ tạm nhập kho hưởng thái bình cho nó toàn mạng đi. Đợi khi anh “công thành danh toại”. Nó sẽ là Bộ trưởng bộ… “Kho Tiền”. Cả nước chỉ có một kho tiền của anh thôi. Lúc đó… He he he… Ba X bật cười kiểu… dê.

Nè anh Ba. Vừa rồi em có nghe vụ thằng Bá dính đòn… Nhựt, là cớ làm sao…

Ba X bật cười như dê lần nữa… Be be be…! Thằng chó đó hở. Anh cho nó ngửi “Urani” rồi.. Thằng đó chết chắc …!

Bộ anh không sợ cả họ Bá nhà nó trả thù sao?

Anh đâu thèm sợ chớ. Anh cho thằng con trai nó vào tỉnh ủy xứ Đà. Coi như là vuốt ve nó tý chút. Thằng bố nó chết chắc rồi. Từ giờ trở đi, thằng con nó luôn trong tay anh…

Chị Ba X bất chợt vỗ tay đôm đốp hồi lâu: Anh quả là xứng danh “Thổng Tống” nước Vịt ta rồi. Em Chúc mừng anh… Dưng mờ em cứ lo lo là…

Bà lo sao?

Là em lo bên anh Tập. Mình tuy bí mật bắt tay với anh ý. Dưng mờ… bên anh ý vốn khác bên ta. Ví lại...

Ua… tưởng gì… Vụ đó anh biết lâu rồi. Bên anh Tập cũng đang bị lùi sâu vào… “dĩ vàng” qua cái vụ “chống tham những” mà thằng Đại Lú đang học thuộc bài…!. Anh đâu có ngu…!?

Dưng mờ thằng Đại Lú xưa giờ nó luôn là học trò cưng. Nó toàn tâm toàn ý thờ phụng anh Tập. Bỗng dưng…

Dưng anh thì ngoài vụ anh Tập. Anh có học khôn được đôi phần từ thằng họ Pu . Tuy xét về trí tuệ, anh chỉ đáng làm con “Béc-Giê” cho nhà thằng Pu thôi. Thằng Pu nó là đại quốc. Mình là tiểu quốc thì ta chơi kiểu chó cho nó lành.

Dưng mờ  em !

Anh Ba chợt nhìn cái váy ướt, lớn giọng quát: Bà thay ngay cho tôi cái váy ngủ thằng Quạng Đai nó biếu hồi đi SingLa về đó. Cái đó coi mòi nó dễ nhìn hơn…

Dạ em thay rồi đấy ạ. Dưng mờ nó vưỡn cứ trào ra nhiều đến vậy là sao chớ!?. Trong máu của em đang chảy giần giật cái thứ “Hoa nữ kinh” phải gió gì đó của anh Tập biếu. Hôm nay đang vui. Anh phải chơi 10 phát đó nhá…!

Y… Y… a, đâu có được. Làm vậy anh hết mần nổi cái “Thổng Tống’ thì sao?

Bộ anh quên rồi sao. Cái con “Kiều nữ Hải Dương” nó chơi tới 30 phát. Thì can cớ gì anh trốn thuế cả tháng nay. Anh không hoàn thuế nổi sao. Anh từng ra khẩu hiểu “Thuế là nguồn thu chính của quốc gia nhằm xây dựng và phát triển…” sao. Bởi dzậy nên mấy năm nay các loại thuế, phí, giá... nó phát triển không ngừng, phát triển tùm lum bất kể phải trái. Em cũng phải thu thêm phần… “giá trị gia tăng” nữa mới hoàn vốn chớ…?


                             (Đậu má cái... Lá Mơ Lông nhá. Nó mần khổ đời ông rồi...!)


Ư… ư… Hừm… Ba X thở dài giọng than vãn: Thôi thì đành chết dưới cánh... bướm chớ biết sao giờ. Cả tháng nay vần con thơ kí ngon… tận mạng. Mình trót ăn… sâu quá thành thử về nhà toàn… trốn thuế không. Nay thì chắc đến lúc phải … đền tội rồi. Đậu má sắp nhỏ…  Cái Thổng tống cũng đéo bằng cái “Lá Mơ Lông” của đồng chí vợ đâu chớ…! Hu hu hu… chắc mai hết đi chầu anh Đại nổi rùi. Ai bảo mấy tháng nay mình toàn… trốn thuế chi cơ chớ!...?


Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Số 345-2014 - Thư rãng cúi từng đơi...! - CHUYỆN... ĐỨT CÁP?

BỌN MẶT… LẦU.

Bà vợ loay hoay hồi lâu, bỗng nhổm đít nghiến răng quăng con chuột cái bốp, chửi đổng: Mả cha cái “bọn mặt lầu” kia nhá. Nhấn cái chờ cả 15 phút nó đéo thèm nhúc nhích là sao?. Bà vợ quay sang ông chồng, lớn tiếng: Ông vào đây mau!

Có chuyện gì dzợ?

Còn chuyện gì. Cớ gì cả tuần nay tôi không vào được “Fây” là sao?. Bộ ông có chọc ngoáy vào... máy của tôi không đấy. Ông tính chơi trò mèo với tôi hử…?

Đâu có!

Không có thì sao…!?

Chẳng sao cả. Là đang bị sự cố mạng trên toàn quốc…!

Cố gì?

Đứt cáp…!

Hả… Bà mẹ cái “bọn mặt lầu” kia nhá. Bà mày không vào được “Fây” để giám sát thằng chả. Nhỡ gã léng phéng “ăn chả ăn nem” thì chết chứ chằng chơi. Này… Lão già kia. Cớ sao cứ mỗi lúc có vụ gì lởm khởm xảy ra. Tỷ dụ như cái vụ triển lãm CCRĐ bị hố, phải đóng cửa vội bởi cái bộ mặt thật của Thánh Ngài nó chường ra thành tên… “diệt chủng”, làm người không muốn lại đi làm… cá sấu?. Bên cái hội nhơn quyền LHQ thì nó lên án ta vi phạm nhơn quyền, đàn áp tôn giáo. Hay cái vụ HD981 nó chọc ngoáy trong thềm lục địa của ta hồi nọ… Thế là bị… đứt cáp liền. Là sao?

Bà đi mà hỏi nhà mạng ý. Hỏi tôi ích gì. Nhưng không phải vì sự kiện chính trị trong nước hay quốc tế như bà nói đâu. Ta đã tuyên bố chắc nịch rằng: “Các đồng chí bên “Uỷ ban nhơn quyền LHQ” toàn dẫn chứng các thông tin xuyên tạc với mục đích xấu. Nhằm bịa đặt vu khống sự nhơn đạo, sự… nhơn quyền vô cùng tốt đẹp của chế độ ta thôi. Nên  có những kết luận… vô căn cứ”.

Nè… tôi nói thẳng cho nhà lão già kia biết nhá. Nó cử đặc phái viên LHQ sang tận nơi để thị sát. Nó đi một bước bị theo dõi giám sát một bước. Đi đến đâu, gặp bất cứ ai cũng bị xách nhiễu, bị ngăn cản bởi các đồng chí “cá chìm” của ta. Mọi dẫn chứng, tài liệu đều được thu thập từ thực tế, từ nguồn thông tin chính thống của nhà nước. Các ông xưng xưng bảo rằng đó là “thông tin bịa đặt vô căn cứ nhằm bôi bác chế độ” của các ông. Thế tôi hỏi ông câu này: Hơn 700 tờ báo giấy, báo nói, báo hình, báo ngành đều của các ông, đều do các ông quản lý. Cho đăng cái gì mới được đăng cái ấy. Thằng nào sơ xuất là bị chém rơi đầu. Các ông từng tuyên bố “Kiên quyết không cho báo chí tư nhân được sống”. Thế ra bây giờ tin do báo chí “kách mệnh” nhà các ông đăng lên, bỗng thành "phản động" hết cả là sao?. Nếu thế thì các ông chết chắc rồi. Anh Tư thì kêu: “không sợ bất cứ kẻ thù nào, thế lực thù địch nào. Chỉ sợ dân không còn tin đảng…”?. Bây giờ đến "truyền thông định hướng" mà cũng thành… “phản động, chuyên đưa tin xuyên tạc…” hết thì hóa ra cả cái chế độ của các ông cũng… phản động hết sao?. Nói như cái… “lầu” của bà đây này…?

Bà đừng có giơ cái “lầu” thối ra mà quàng xiên nhá. Nói thế là “phản động” rồi đấy… Coi chừng?

                                             (Bà mẹ nó. ngứa hết cả... lầu!?)

Này… Cái lão mặt dày kia nhá. Bao năm úp mặt vào chố đó mà có kêu thối bao giờ đâu. Gái này chỉ cần quản lý chồng khỏi đám gái trẻ nó dụ dỗ, nó mua chuộc... Chớ đây chả thèm đếm xỉa gì đến cái “bọn mặt lầu” đâu nhá. Cái nhà nước quái quỷ gì mà suốt đời dối trá bịp bợm như vẹm. Hễ cứ không quản được thì cấm. Cứ có sự cố bất lợi xảy ra cái là lại… chặn. Bị lộ mặt “đàn áp nhơn quyền, tôn giáo” trước thế giới thì… “đứt cáp”. Đứt… đứt cái “lông lầu” của bà đây nè?. Hừm. Đúng là cái lũ không biết xấu hổ. Cứ tưởng “nói một đằng làm một nẻo’ mãi mà bọn dân ngu nó cứ tin được sao?… Xưa rồi nhá!. Hừm!?


Số 344-2014 - Chuyện công sở... THỜI TRONG TRĂNG (tiếp và hết)

Phần 3: THỜI TRONG TRẮNG TA ĐÂU...?

Thằng Tùy nhấc ống nghe bấm số. Bên kia tiếng cái Ngát vọng trong tổ hợp, nghe như xa như gần. Dạ, Ngát nghe đây ạ. 

Chồng mày mấy bữa đi đâu tao không nhìn thấy?

Dạ anh nhà em đi cơ sở từ đầu tuần. Chắc chiều nay mới về ạ.

Bảo nó bàn giao công việc xong, tranh thủ nghỉ ngơi rồi chiều gặp nhau nhé…

Dạ dạ em nhớ rồi ạ.. Em chào anh… Tiếng cái Ngát tắt ngấm bên kia đầu dây. Thằng Tùy đặt ống nghe. Mắt nó nheo nheo, trán nhíu lại…?. Cái sở này quanh năm vắng như chùa Bà Đanh, khách khứa lèo tèo. Làm chân bảo vệ như thằng Tùy cũng nhàn tênh. Cả ngày ngồi không đuổi ruồi mãi cũng thấy buồn… Hôm nay thứ sáu. Mai thứ 7 là ngày nghỉ. Đợi chúng nó về đầy đủ rồi tính… Thằng Tùy lẩm bẩm: Vậy là thằng Thinh đã rời sở được hơn nửa năm rồi. Nó về làm phó ở một công ty trực thuộc nhỏ xíu ở tận huyện xa. Nó bảo: “Chẳng có quyết định kỉ luật gì cả. Nhưng cứ như là bị giáng chức ý…”. Trong đám bạn cũ, thì nó riêng một tính một nết, chẳng giống ai. Nhưng lại là thằng bạn tốt. Tính nó thẳng thắn, có hơi thô lỗ, nhưng thật… Nói thì nói vậy, cùng lứa với thằng Tùy có thằng Thinh Râu, thằng Vĩ đẹp giai, thằng Hả vi tính, rồi đến cái Ngát… Hồi còn quây quần đông đủ, thấy vui ra trò. Giờ thì tứ tán mỗi đứa mỗi nơi. Đứa về 176, đứa hưu non, đứa thuyên chuyển công tác. Đến cái thằng “Lô chuyên viên” cũng đi tối ngày chẳng thấy mặt… Ờ mà bữa nay thứ 6, hết tuần rồi đây. Thằng Tùy lại với ống nghe trên chiếc máy điện thoại cũ mèm phía trước mặt. Nó nhấn số: Mày đang ở đâu…

Tiếng thăng Lô gắt gỏng. Đang bận tối mắt lên đây. Có chuyện gì?

Phải có chuyện gì mới gọi cho mày được à? Tao vừa gọi cho vợ mày. Nó bảo trưa nay về phải không?

Ừ, khoảng qua trưa một tí. Còn ăn chiêu đãi cuối đợt công tác chứ. Đỡ phần cơm vợ…

Hừ, bộ không nhớ vợ sao. Đi cả tuần chứ ít gì? Thôi, tao đang họp. Có gì về mới nói nha.

Ừa, hẹn chiều nay đấy. Thằng Tùy nhấn vào nút tắt máy điện thoại. Nó ậm ừ trong miệng rồi lại bấm số. Tiếng thằng Thinh râu ọ ẹ ở đầu dây… Tao Tùy đây…?

Cái giề?

Giề cái con củ… giề. Hôm nay thứ 6, chiều mày có về trên này không.

Không về thì đi đâu. Dưới này buồn bỏ mẹ, cả tuần chả thấy ai… Có gì không.? Thằng Thinh Râu hỏi.

Có, chiều về nhé. Bọn tao đợi.

Ừa… À này… ! Tiếng đặt máy nghe cái rộp. Thằng Tùy nhấc vội tai nghe ra xa. Nó nheo mắt nhìn cái tổ hợp như nhìn một sinh vật lạ từ trên trời rơi xuồng, khẽ lắc đầu: Cái thằng… Hừ…? Thằng Tùy đặt ống nghe, mặt đẫn ra. Được một chốc nó lại nhấc máy: Trưa qua chỗ tao cầm tiền đi mua thêm ít đồ nhậu.

Dạ.

Chiều chúng nó về cả đấy.

Dạ… Nghe rõ chưa mà cứ dạ hoài vậy. 

Dạ, em rõ rồi ạ…?

Chuông đồng hồ trên tháp bưu điện thành phố gõ bính boong… Thằng Tùy giơ tay xem đồng hồ. Mồm nó lẩm bẩm: Hết giờ rồi đây… Làm nhiệm vụ bảo vệ nên nó bao giờ cũng chờ cơ quan về hết người mới đóng cổng. Đi kiểm tra cửa giả một vòng. Đợi đứa khác đến thay ca mới rời chỗ làm. Nó lững thững vào nhà để xe. Dắt chiếc Drem Thái cũ kĩ ra trước sân. Lấy núm giẻ rách lau sạch những đám bụi mỏng trên đầu xe, thân xe… Nó xăm soi từng chỗ, lau kĩ càng, tỉ mỉ như chăm sóc đứa con còn bé… Nắng chiều úa màu trên tàn cây bên kia phố. Giờ đã cuối thu. Gió đã lạnh. Con đường xao xác lá khô bay. Trước sân, bên thềm nhà làm việc. Lá khô theo gió vun vào từng đống. Cô lao công đã đến giờ làm. Cô xắn tay áo cầm vòi nước phun khắp sân rồi vung cây chổi dài quét vun từng đống lá rụng. Nhìn dáng lam lũ của cô, thằng Tùy bất chợt thở dài. Nhớ ngày trước, cô ấy còn là một cán bộ của sở, đã về nghỉ đợt 176. Chồng chết vì ung thư. Ở vậy nuôi 2 đứa con ăn học. Vất vả cả đời, cuộc sống thiếu thốn, kham khổ, chẳng dám ăn, chẳng dám mặc. Có đồng nào giữ chặt để giành cho con. Vậy mà cũng chẳng thành. Đứa con gái lớn thi trượt đại học. Đành đi học trung cấp xa nhà. Thời nay đại học ra trường xin việc đã khó. Cái thứ trung cấp òng èng, lại không tiền thì đừng có mơ… Đang nghĩ vẩn vơ. Thì chú bảo vệ đến thay ca giục: Bác về đi. Em đến nhận trực rồi đây… Thằng Tùy không nói gì, lặng lẽ đội mũ, lên xe nổ máy vọt đi. Con đường láng nhựa phẳng lỳ rộng thênh thang, chỉ đông người vào lúc tan tầm. Giờ đã trở nên thưa thớt hơn. Những bóng nắng nhàn nhạt lăn lóc trên thảm lá vàng phủ dày mặt đường. Tất cả cứ nhấp nhóa, chập chờn sau kính mũ xe máy. Rẽ vào con ngõ sâu, dừng trước một căn nhà nhỏ. Thằng Tùy dựng xe máy sát bên hè, cạnh cái sân nhỏ như chiếc chiếu. Vừa treo cái mũ vào tay lái, đã nghe tiếng thằng Thinh râu oang oang: Ban tổ chức éo gì mà lại đến muộn. Chúng tao đợi mỏi cả… mồm ra. Rượu thịt ê hề mà chỉ được nhìn. Thôi mau lên kẻo nguội hết, mất ngon…

Thằng Tùy cởi áo khoác, ra phía sau rửa tay. Cái Ngát má đỏ lựng vì khói tuôn ra từ cái bếp than tổ ong, đặt phía cửa sau. Khói quá vậy mày.

Dạ, là em mới cho thêm cục than, tính đun siêu nước đặng ăn xong pha trà… Anh Lô nhà em mới mua được ít trà Thái Nguyên. Bảo đợi các anh đến mới hãm một ấm đãi khách…

Hà hà. Thằng này “ngoan” gớm nhể… Thằng Tùy ngồi xuống mâm đã thấy thằng Thinh Râu loay hoay mở nắp chai rượu “tây”. Màu rượu nâu xẫm sóng sánh nhìn thấy xốn con mắt. Nó trịnh trọng tuyên bố. Bữa nay tao khao chúng mày chai rượu tây… rởm. Nói là rởm nhưng lại thật. Bởi nó là thứ rượu nhập cả thùng lớn về, đóng chai tại Việt Nam. Chất rượu là thật. Chai thì rởm. Chúng mày coi đây. Nếu là rượu nhập nguyên chai. Trên miệng chai bao giờ cũng có viên… bi. Nó có tác dụng ngăn không cho rượu trào mạnh khi rót. Loại này không có thứ đó… Uống thì biết. Chất chẳng kém gì. Có khi còn hơn hẳn hàng “nhái xịn” do Trung Quốc sản xuất, bán đầy ngoài kia ấy chứ…?. Nào mời… Cả bốn đứa cùng nâng ly. Tiêng ly chạm nhau lách cách… Thằng Thinh Râu đớp ực ly rượu rồi “khà” cái thật to, lẹ làng đặt ly xuồng mâm. Nó bảo: Tao sắp có lộc hưởng. Tháng sau tao được cấp trên cho một “quả” du lịch dối già. Hình như là đi Trung Quốc thì phải. Đi bằng tiền… chùa hẳn hoi nhá.

Thằng Tùy láu táu: Sao bỗng dưng người ta lại ưu ái đột xuất cho cái thằng “cùn rỉ” như mày thế nhở?

Sở mình có mỗi tao thôi. Tập trung về bộ rồi đi cả đoàn…

Mày nói tao chả hiểu gì sất?

Cứ từ từ khác hiểu. Nào, nâng cốc mừng cho tao… ha ha.

Tiếng cười của thằng Thinh Râu tỏa nhanh tan loãng giữa chiều cuối thu nhạt nắng. Cuộc nhậu chợt nhộn nhạo hẳn lên. Cái Ngát bảo. Em nghe nói cái thứ rượu tây nó bốc nhanh lắm. Mới vài chén mà em đã thấy choang choáng rồi. Thôi để em lấy chai rượu ngâm thuốc bổ ra mời các anh. Chỗ còn lại đó để hôm sau nhậu tiếp. Kẻo uống vào quá đà lại không ăn được gì, sợ mệt… Em có nấu nồi cháo gà  trên bếp. Nhậu xong làm mỗi người một bát cho ấm bụng… Chà, cô em út bao giờ cũng chu đáo… Hoan hô.

Một năm sau…

Thằng Tùy oang oang. Mà này, cái vụ đi du hí của mày thế nào? Kể đi chứ. Ừ, thì kể. Số là vừa rồi nhân sự của sở có thay đổi. Lão Phi bật về bên ủy ban với cái chức… phó văn phòng. Ngài “Tú Hoàng tử” ngồi vào ghế giám đốc. Hôm ấy ngài cho gọi tao về sở. Pha trà mời hẳn hoi. Ngài bảo: Bác ở dưới công ty cả năm rồi. Hơn nữa, bác cũng đã có tuổi. Để bác đi lại xa thế, lãnh đạo sở thấy cũng ái ngại. Chuyến này anh em chúng tôi đã bàn thống nhất, đưa bác về trên này. Lâu nay phòng nghiệp vụ luôn thiếu người có khả năng như bác. Vả lại đám trẻ còn thiếu kình nghiệm. Không có bác ra tay giúp thì gay lắm. Nghe cái giọng ngọt xớt đầy vẻ ban ơn ấy. Tao tức quá bật luôn. Tôi hiểu ý của anh. Nhưng tôi cũng hiểu rất rõ rằng, đến Bác Hồ chết còn có người thay. Chứ tôi có hay không cũng chẳng phải là quan trọng…? Tôi xin được nghỉ hưu sớm theo nghị định 132... Đề nghị lãnh đạo giải quyết. Vừa nói tao vừa đưa tờ đơn đánh máy, đã kí sẵn chìa trước mặt nó. Ngài Tú sa xầm nét mặt, quay ngoắt đi. Chẳng thèm nói thêm câu nào. Lúc tao đứng dậy, xin phép về làm việc. Hắn chỉ ậm ừ nhưng chẳng thèm nhìn tao lấy một cái… Thằng Thinh Râu chít một hớp rượu buông tiếng thở dài.

Thằng Tùy kêu lên: Mày còn cả gần hai năm nữa mới đến tuổi. Tội gì về sớm thế?.

Tao phải về thôi. Sẵn có ít tiền người ta trả theo chế độ. Tao dựng cái nhà, làm mảnh vườn nhỏ ở quê. Sống nốt những ngày cuối đời cho nó thanh thản…

Thằng Tùy bật ra một tiếng “hừ” nho nhỏ. Thằng Thinh Râu bỗng trở nên trầm lắng. Giọng thủ thỉ như nói với mình. Tao đã thấy mệt mỏi rồi, cũng muốn nghỉ ngơi. Vả lại mình còn cố ở lại thì người ta lại dè bỉu, gièm pha là tham quyền cố vị… Rồi người ta sẽ tìm cách diệt mình, để đưa người của họ vào thế chỗ, tạo vây cánh, phe nhóm. Đợi đến lúc ấy thì chẳng ra gì nữa. Cần phải dừng lại đúng lúc… Thật ra, người ta muốn tao về nghỉ. Trước khi đi, tao là trưởng phòng. Bây giờ về làm phó cho cái đứa đáng tuổi con mình. Bằng tại chức, mặt lúc nào cũng câng câng… Ai không biết nó là con cháu nhà sếp. Lâu nay nó vào xí chỗ để đi học tại chức. Tao hướng dẫn, bảo ban nó chứ ai? Nghĩ mà … đắng trong lòng.

Tao thấy mày sử lý thế là kém. Mày cứ ngồi đấy. Ai làm gì được mày. Thách đứa nào bẩy được mày đi đấy…?

Nhưng tao không còn ham hố gì nữa.

Thằng Tùy nóng nảy: Mày rời khỏi một cái, là lập tức có đứa thế chân ngay. Hàng chục hồ sơ nằm sẵn trên bàn giám đốc kia. Xưa nay ai không biết người ta tuyển người vào chỉ nhằm mục đích để… hầu hạ. Chứ để làm việc chỉ là phụ, là cái cớ thôi. Không những thế, một khoản thu “bất thường” rơi vào túi sếp tức thì. Đâu có nhỏ, hàng trăm triệu đó mày. Mày thì lương cao. Lũ mới vào lương thấp tè. Vừa được tiền, vừa được thêm nhiều đứa hầu hạ… Ồi, chỉ có được, đâu có mất gì, ai không ham chứ. Tao tin là mày có biết. Bây giờ, đất nước mình giống như cái “bị rách đựng tiền”. Còn họ thi nhau xâu xé, giành giật vơ vét, cưỡng đoạt... Họ vay nợ người ta thật nhiều. Bảo mang về xây cái  nọ, làm cái dự án kia... Nhìn qua nhìn lại chỉ thấy họ hàng con cháu của họ “đoạt” được dự án. Có thấy ai ngoài họ đâu. Lũ chúng xây thì ít. Hè nhau ăn cắp thì nhiều. Chỉ con cháu chúng ta sau này è cổ ra mà gánh nợ. Trả bao giờ mới xong?

Ừ, mày nói cũng phải. Tao mất nhiều đêm không ngủ. Đắn đo suy nghĩ mãi cũng chẳng tìm được cách nào tốt hơn… Thức đêm mới biết đêm dài. Nằm trong chăn mới biết chăn có rận. Tức cảnh sinh tình. Tao mới viết một bài thơ đây. Cũng để tặng chúng mày như một món quà tinh thần, một lời tâm sự.

Đâu đâu, đưa tao xem. Thằng Tùy láu táu giành lấy tờ giấy trên tay thằng Thinh Râu. Nó giương mục kỉnh, bất đầu đọc:
                       …
Ta đánh mất cuộc đời mình, duy nhất,
Một thủa chiến tranh, một thời hòa bình,
Thời trong trắng và cả thời không trong trắng,
Đâu biết hết ngoại xâm, mình lại tự chiến tranh.

Hà hà… mấy câu này nghe triết lý quá. Cái gì đánh mất…? Thằng Lô thủ thỉ: Đó chính là nỗi đau không của riêng ai. Là cái đã mất đi không bao giờ thấy nữa…

Thằng Tùy gắt. Nói như mày tiêu cực bỏ mẹ đi ấy. Làm gì mà lại mất… tao với chúng mày vẫn còn sống nguây nguẩy cả đây thôi…?.

Thinh Râu thủng thẳng: Nói như thằng Tùy là nói cái hiện tượng, cái hình dáng bên ngoài ai cũng nhìn thấy. Còn cái mất kia là cái tinh thần, cái lòng tin, cái bản chất tốt đẹp. Thứ mà ai cũng bị mất nhưng chẳng mấy ai nói ra…? Thằng Tùy lẩm bẩm đọc tiếp:

Ta lý tưởng hay ta từng ảo tưởng,
Mơ xây thiên đường trên đỉnh trăng sao,
Ta làm người sao cứ là thần thánh,
Chẳng nhận ra ta - kẻ chân đất thủa nào…

Đọc đến đây, giọng thằng Tùy chợt chùng xuống. Tao hiểu rồi. Có lẽ mày đúng. “Chẳng nhận ra ta, kẻ chân đất thủa nào”… Nghe nó mới xót lòng làm sao. Mãi rồi tao cũng nhận ra sự thật đau đớn… 

Giọng thằng Thinh lại trở nên xa vắng. Có những thứ nghe một lần chưa tin. Nghe nhiều, nghe lâu rồi thì cảm thấy đúng đúng. Nghe mãi thành… đúng thật. Cứ nói dối mãi thành quen. Đến khi mình nghe mình nói dối, lại cứ tưởng là… thật. Chậc, người ta đến là lạ.

Hàng triệu người đã đi qua thời trong trắng,
Nhận lấy trống không một mảnh… con người,
Nhận muôn năm, nhận riêng mình… vĩ đại,
Ta tự hỏi mình…
                      “Thời trong trắng ta đâu…”?

Thời trong trắng ta đâu…?. Thời trong… trắng… ta.. đâu?. Ừ, nó đâu rồi nhỉ… Cái thời bọn mình cầm súng ra đi ấy. Hàng triệu con người, hàng triệu lá đơn. Dù là có vận động, ép buộc… nhưng cũng có phần tự nguyện, có tấm lòng thật… Nhưng cái thời trong trắng đó bây giờ ở đâu. Khi chỉ còn là nỗi ẩn ức của bao người…!

Thôi thôi, các anh ơi, thơ với chả thẩn. Nguội hết cả đồ ăn rồi. Để em hâm lại cho nóng. Nhậu tiếp đi các anh… Tiếng cái Ngát vừa chao chát như thúc giục, vừa như trách móc, làm cả bọn chợt tỉnh. Thằng Lô nhẹ nhàng hỏi:


                                       Ngày trở về... (Hình bản quyền của LĐH)

Vậy là mày nghỉ thật hả. 

Chứ sao. Tao đã quyết định rồi, đã nộp đơn... Tao sẽ trở lại nơi tao ra đi. Với quê hương, với rừng núi, với những con người chất phác thật thà thủa xưa. Nơi từ hồi còn trẻ, tao đã rũ bỏ để ra đi như một kẻ vô tình, một kẻ vong ơn... Bây giờ liệu có còn dung nạp tao nữa hay không?

Điều đó mày khỏi lo. Quê hương bao giờ cũng rộng lòng với người trở về. Hơn nữa mày không phải là kẻ tội đồ. Mày sẽ được tha thứ, bảo bọc. Chỉ những kẻ gây tội ác, gây đau khổ cho quê hương. Gian tham, tàn ác với con người… mới đáng bị trời đất trừng trị. Mới đáng bị quê hương ruồng bỏ, nguyền rủa…?. Ừ thôi, mày cứ yên lòng đi đi. Có lẽ chúng tao cũng phải kiểm điểm lại mình. Những gì một thời được coi là “lý tưởng”, thì nay đã trở thành vô lý. Chúng ta là đám người nhẹ dạ, cả tin suốt cả một đời… Đã đến lúc phải hàn gắn những vết rách cuộc đời của chính mình. Tao tin là mày đã lựa chọn đúng. Nào nâng ly đi chúng mày. Tao khâm phục bài thơ của mày lắm. Thằng Thinh râu ạ. Cứ tưởng mày chỉ là thằng ham rượu, máu gái… Ai biết đâu mày còn biết làm thơ. Mà thơ rất tuyệt nữa ấy chứ. Ôi, cái thằng…

Ngoài sân bóng tối đã bao trùm xuống mặt đất. Những ánh đèn trên phố lấp lánh như những vì sao. Những vì sao ấy đã làm nên một cuộc “cách mạng” vĩ đại. Đã xua đuổi để chiếm đoạt vĩnh viễn sự sống của loài đom đóm, làm nên bộ mặt văn minh giả trá, tàn bạo. Những người đã đi qua một thời trong trắng cùng với nó, đã từng đánh mất mình trên con đường ảo vọng. Có bao người đã ngã quỵ trong cuộc đua chen. Bao người đã kịp dừng lại, đã từ bỏ để trở về với chính con người thật của mình. Một cuộc trở về muộn mằn nhưng là tất yếu. Như một quy luật của sự tồn tại…



Quê hương – 5/12/2005