Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

Số 473-2017 - Câu chiệng chúa nhựt...

MẶT DÀY

Từ đứa trẻ cho đến người già khú đế. Ai không biết và chưa nói câu này một lần: “Đồ mặt dày”…!.

Đó là câu nói được dùng rộng rãi trong dân chúng Việt Nam hàng trăm năm qua. Nói đồ mặt dày là chỉ sự trơ tráo, sự vô học, sự vô liêm sỉ… của một ai đó.

Tuy nhiên thời đại Facebook thì “mặt dày” được chia ra nhiều cấp độ cao thấp khác nhau. Ví dụ:

1. Fomosa cúi đầu nhận lỗi xả thải đầu độc biển 4 tỉnh miền trung. Trong khi đó ngài bộ trưởng tài môi xua quân tắm biển (ở đâu đó) rồi cho đăng báo hình ảnh tắm biển đẹp đẽ của ngài. Vào nhà hàng ăn cá (không nói mua ở đâu) . Đi theo tuyên bố biển đã sạch, dân ta cứ ăn cá vô tư… để lừa dân tắm biển độc, ăn cá độc… (Thật bất nhân). Hợp đồng đóng tàu biển bằng nguyên liệu Hàn Nhật, nhưng thực tế dùng hàng nhái, hàng Tàu…. Đến khị bị kiện thì đút tiền đe dọa… để dân rút đơn. Ấy vậy cả một nhà nước pháp quyền XHCN lúc nào cũng nhận mình tốt đẹp, văn minh nhất thế giới. Theo nhiệm vụ được đảng và nhà nước gia phó. Họ phải tiến hành điều tra sử lý khẩn cấp theo thẩm quyền… Nhưng họ cứ như đang du ngoạn trên sao Hỏa, chả thốt được lời nào để yên dân…  Đoạn này chỉ là “mặt dày cỡ… cấp 1”.

2. Một số tên mệnh danh quan chức, cỡ bộ trở lên của CP, nhà nước phát ngôn ngáo đá, Phát ngôn lấy được không cần chứng minh có căn cứ hay không. Chuyện không có nói thành có, quy tội dân không cần bằng chứng. Còn xưng xưng phát ngôn công khai “Ta sai thì ta xin lỗi. Dân sai thì phải truy tố theo pháp luật”… Thế mà vẫn cố tuyên truyền lấy được cái “pháp quyền” đã không còn ai tin nỗi nữa, để lừa dân… Đây là loại “ mặt dày cấp độ 2”.

3. Người cầm đầu cao nhất là những ông vua. Có quyền lực bao trùm. Phải chịu trách nhiệm cao nhất trước nhân dân bởi những quyết định của đảng và nhà nước. (Hiến pháp VN năm 2013). Nhưng đã bao nhiêu sự kiện trọng đại xảy ra với đất nước, dân tộc liên tục nhiều năm qua. Mà vẫn im hơi lặng tiếng chẳng ló mặt ra nói với dân một tiếng để an lòng dân. Nào là ngư dân bị TQ ức hiếp, đâm chìm tàu cá, chết người. Tàu TQ xâm phạm lãnh hải, cắm giàn khoan trong vùng lãnh hải ta quản lý. Nào là tai ương do thiên tai hay nhân tai (thủy điện xả lũ gây ngập chết hàng trăm dân, thiệt hại lớn mùa màng, tài sản... Mà vẫn tuyên ngang nhiên bố… đúng quy trình). Đẩy dân miền trung vào cảnh đói khổ chết chóc đau thương. Giang sơn gấm vóc mất dần vào tay ngoại bang. Mang tiền thuế của dân đi cúng dâng cho Tàu (vụ đường tàu trên cao đội vốn 10.000 tỷ đồng báo mới đăng tin).. Lại còn làm ra vẻ vô can lớn tiếng khoe “Đất nước ta chưa có bao giờ được như bây giờ”.  Đây là loại “mặt dày cấp độ 3”. Dày hết cỡ…!?


Lão chỉ là một Lão già bệnh tật đầy mình sắp chết. Trình độ có hạn nên mới chỉ biết có vậy. Bạn bè nào biết cái gì khác nữa xin góp vào stt cho thêm phần… xôm tụ. Cám ơn…!?

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

Số 472-2017 - Chữa lói ngọng

NÓI NGỌNG

Nhiều người Việt nam nói ngọng lẫn lộn giữa l và n là khá phổ biến, nhất là ở các vùng quê xa… Nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa, ngôn ngữ đã kết luận là do “đặc thù tiếng địa phương”. Nhưng không biết các vị GS-TS kia đi thực tế ở đâu. Công trình nghiên cứu thế nào để xác định như vậy. Rất nhiều người học cao, Nhưng nói năng cũng không được lưu loát. Đó là khả năng nói trước đông người. Đây phải là sự khổ luyện của bản thân mới thành. Số đông khác, kể cả những cán bộ có chức vụ, thường chỉ nói chuyện xôm xả khi… nhậu cùng bạn bè đồng nghiệp ngoài quán. Nhưng nói chuyện nghiêm túc thì bỗng trở nên… bí lời. Ở đây là họ sợ phát ngôn sai chủ trương đường lối. Họ sợ vi phạm… cái gì đó. Và vì thế họ làm mặt nghiêm nghị, ít lời. Luôn tỏ ra thâm trầm, cao ngạo... Mà thực ra họ... biết mẹ gì mà nói. Viết không nổi một câu văn cho ra hồn, dù học tới "Đại học ngữ văn, khoa ngôn ngữ" như bạn tôi.

Đành rằng văn hóa vùng miền cũng là một phần cái nguyên nhân của sự… nói ngọng. Có câu:

Nói ngọng là tại hướng đình.

Cả làng đều ngọng có mình em đâu

Nguyên bản của câu này:

“Mắt toét là tại hướng đình
Cả làng đều toét có mình em đâu”

Tuy nhiên, đây mới chỉ là một trong nhiều nguyên nhân. Ở quê Lão cũng nhiều người nói ngọng L và n. Tuy nhiên số khác thì không ngọng. Vậy thì đâu phải tại… “lỗi địa phương” hay “hướng đình”.?

Đi vào tìm hiểu trực tiếp với họ thì ra: Họ nói ngược hai chữ l và n với nhau. Ví dụ: Từ “nóng” họ nói thành “lóng”. Từ “nắng” họ nói thành “lắng” và ngược lại… (Số này rất đông so với ít người chỉ nói được một vế n hay l)

Về mặt phát âm họ không ngọng. Họ vẫn phát âm chính xác hai từ “lắng” hay “nắng”. Chỉ có điều họ không phân biệt được ý nghĩa của hai từ lắng hoặc nắng khác nhau hay giống nhau. Vấn đề ở đây là học vấn. Và nền giáo dục của nhà nước ta đã không làm tốt điều này. Vậy họ đổ lỗi cho “tiếng địa phương” là đúng thôi. Không lẽ họ nhận là họ sai?. Khi được sửa ngọng thì số đông những người địa phương này họ đều chấm dứt được nói ngọng trong thời gian ngắn.

Vậy nguyên nhân, nguồn gốc của chuyện nói ngọng là gì?. Xin trả lời ngay rằng:

Do cách nói của địa phương (tiếng mẹ đẻ) lâu ngày thành thói quen. (chỉ là 1 trong nhiều nguyên nhân)

Do không phân biệt được nghĩa của từ nên nói ngọng. Tức là do trình độ văn hóa thấp. Họ không biết từ “nắng” là chỉ sự nắng nóng. Và từ “lắng” là từ chỉ sự lắng nghe, lắng đọng… Hơn nữa số đông họ lại lười đọc, lười học. Cộng với thói quen dễ dãi… Họ hùa theo cách nói “địa phương” để hòa đồng số đông. Nếu nghiêm túc hướng dẫn cho họ về nghĩa của từ. Thì họ có thể nói không ngọng giữa l và n nữa. (Việc này Lão Độc đã thử nghiệm trong thời gian ngắn với một số người và thấy có kết quả tốt). Như vậy. Người nói ngọng l với n đều có thể tự chữa được cho mình hoặc nhờ tư vấn của người khác. Chắc chắn sẽ thành công. Ngược lại thì... đành chịu thôi.

Đáng tiếc là rất nhiều giáo viên học xong sư phạm về đi dạy học sinh mà vẫn nói ngọng. Nhớ ngày còn học đại học. Một giảng viên là trưởng khoa một học viện về giảng cho SV chúng tôi. Khả năng truyền đạt kiến thức khá thấp, trình tự thì lủng củng,  khó tiếp thu. Nhưng cái đặc biệt để lại trong lòng SV, những người là cán bộ đi học tại chức như chúng tôi, một ấn tượng không mấy tốt đẹp. Đó là vị TS này nói ngọng l với n.


Chuyện đã cách nay hơn 20 năm. Chắc vị ấy đã về “vui thú điền viên” rồi. Nhưng vị TS có biết rằng: Mỗi khi phải nghe một vị TS trưởng khoa của một học viện đến giảng cho hàng trăm SV mà… nói ngọng thì cảm nghĩ của SV sẽ ra sao…!?

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

Số 471-2017 - Chanh nuận xôi lổi...!?

THEO HAY KHÔNG…?

Có hai ông tranh luận: Vì sao người Hàn, người Nhật họ có hoàn cảnh khởi đầu giống ta, mà chỉ sau mấy chục năm họ trở thành nước công nghiệp phát triển, là con Rồng trong khu vực...?. Trong khi họ chưa bao giờ tự nhận "dân tộc họ là giống rồng tiên"?

Là bởi giống rồng tiên là thứ… đéo có thật. Hơn nữa, họ biết cúi thấp người khi đứng trước người khác...

Cúi thấp thì sao chứ?

Người Nhật có câu: "Cúi mình càng thấp, thì khả năng móc túi càng cao" đó đó...! Hì.

Chỉ thế thôi sao. Ông đúng là loại hám... tiền có khác. Đúng mà vưỡn... đéo phải.

Thế nó là cái gì?

Đó là tại bọn Hàn, bọn Nhật không có đảng dẫn đường đến chủ nghĩa xã hội tươi đẹp nhất hành tinh. Hiểu chưa. Đến lúc đó, người ta chỉ việc "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Tức là thích thì làm không thích thì thôi, vẫn được hưởng theo nhu cầu. Tức là thích thì ăn. Ăn bất cứ thứ gì có thể ăn, mà không phải nhòm trước ngó sau coi có thằng nào nó rình, nó tố cáo mình... tham nhũng. Tức là chế độ XHCN thì cứ việc "ăn" vô tư đi không cần lo mất ghế. Vì ghế đã bỏ tiền mua rồi. Do vậy, hễ cứ thích thì ăn... thích thì ăn... Hiểu chửa.

Đéo hiểu...?

Ơ hay cái ông này. Bộ ông chậm hiểu thế sao?. Hay là ông tính... phản động hử.

Nếu thực chế độ xã hội chủ nghĩa mà đảng dẫn dân ta đến cảnh "thích thì làm, không  thích thì không làm, mà vẫn có ăn vô tư. Thích thì ăn, ăn xong ngủ. Ngủ dậy ăn... ăn nữa… no rồi ngủ...!?

Vậy thì sao?


Thế thì chế độ XHCN tươi đẹp đó biến con người trở thành giống... heo lợn hết à?. Tôi đéo theo đảng đâu.'

Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

Số 470-2017 Lạm bàn về thuyết âm mưu

LẠM BÀN VỀ “THUYẾT ÂM MƯU”

Thuyết âm mưu là gì?

“Thuyết âm mưu (tiếng Anh: conspiracy theory) hay thuyết ngờ vực là cách lý giải những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội theo hướng gán cho chúng những âm mưu bí mật của các thế lực ngầm đứng đằng sau. Một giả thuyết âm mưu là một giả thuyết mang tính giải thích theo đó buộc tội một nhóm người hay một tổ chức gây nên hay đứng đằng sau một sự kiện hoặc một hiện tượng gây ảnh hưởng lớn về kinh tế chính trị xã hội.”

Rất nhiều vấn đề về “thuyết âm mưu” vẫn là đề tài tranh cãi. Rất nhiều các giải thích được đưa ra để lý giải tại sao con người lại tin theo các thuyết âm mưu. Tuy nhiên “thuyết âm mưu” khá phổ biến trong lịch sử, trên thị trường kinh doanh và nhất là trong các cuộc tranh giành quyền lực chính trị trên thế giới.

Có nhiều bạn cho thấy họ không tin những vấn đề liên quan đến thuyết âm mưu. Họ còn tỏ vẻ coi thường hay chế riễu người theo thuyết âm mưu nữa… Ở đây Lão không bàn đến họ.

Vấn đề là: Những ai biết, hoặc có thể quan tâm, hoặc tin vào thuyết âm mưu. Từng thang bậc đó nói lên tầm mức của sự quan tâm tìm hiểu và sự hiểu biết, nhận thức của họ với các vấn đề đang xảy ra xung quanh mình. Nó không đơn giản như vấn đề “cơm, áo, gạo, tiền” như số đông dân chúng thường quan tâm hàng ngày. Mà là những vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến những hậu quả xấu (hoặc tốt) cho số đông, cho một quốc gia hay cả thế giới… 

Tuy rằng thuyết âm mưu chỉ là những giả thuyết. Mà mọi giả thuyết đều có thể đúng, có thể sai… Nhưng trong lĩnh vực quốc gia, quốc tế. Những vấn đề như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa… và nhất là trong cuộc tranh giành quyền lực trên thượng tầng xã hội thì thuyết âm mưu không thể thiếu. Nó giúp cho người ta nhận thức sâu hơn về những khoảng tối, những trò ma giáo, những thủ đoạn tàn độc bẩn thỉu của giới  “thượng tầng” đối với đối thủ, với con người trong xã hội. Thuyết âm mưu đặt ra những giả thuyết về hậu quả xấu (hay tốt) cho đất nước (cho thế giới) để mọi người cần quan tâm và kiểm nghiệm sau đó. Hay nó đưa ra những dự đoán về tương lai gần (hoặc xa) cho con người trong xã hội mà hậu quả kia sẽ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của họ…
    
Vậy thì “thuyết âm mưu” đâu có xấu hoặc có gì mà đáng chê trách?

Lão Độc Hành không phải người chủ trương theo thuyết âm mưu. Nhưng trong cuộc sống, Lão thường cố công suy nghĩ về những vấn đề do thuyết âm mưu nêu ra và thực hành kiểm nghiệm nó. Trong thế giới văn minh phát triển, có thể Lão chưa đủ tầm để hiểu được họ thông qua sự vận động của thuyết âm mưu. Nhưng ở xứ Vịt ta thì khác. Cái sự thô sơ và tàn độc mà nhiều quan chức đang phô diễn trong những cuộc tranh giành quyền lực xảy ra gần thế kỉ qua. Thì Lão tin rằng thuyết âm mưu có thể phần đúng sẽ nhiều hơn. Mặc dù khó khiểm chứng, khó nhận ra trong thời gian gần. 

Nếu bạn đặt mình vào vị trí khách quan để nhìn nhận, nhận thức và đánh giá sự vật hiên tượng. Bạn sẽ nhận thức, sẽ hiểu được nhiều hơn về nó khi bạn đứng về bất cứ một phía nào chủ quan. Và hơn hẳn là sự hiểu biết về bản chất của họ: “cộn sảng” sẽ giúp bạn nâng tầm nhận thức lên rất nhiều.

Bởi vậy, mấy nay Lão Độc hay viết mấy stt bàn về những chuyện dựa trên thuyết âm mưu. Rồi đưa ra những nhận định cá nhân… Rồi sau đó kiểm nghiệm thì thấy… nhiều điều khá đúng.



Nhân tiện bàn về vấn đề này. Lão nổ một tý cho vui vẻ. Đặng hy vọng có thể xua bớt cơn nóng tới hơn 40 độ ngoài kia.


Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

Số 469-2017 - Lan man chuyện về cái... lí lịch?

Đôi điều về cái “BẢN SƠ YẾU LÍ LỊCH”

Ở Việt Nam ta có một thứ mà tất tần tật mỗi người đều phải ít nhất một lần dính líu tới nó. Ngoài cái “sổ hộ khẩu” ra (chỉ tồn tại ở 3 nước theo CNCS là TQ, VN và Bắc Hàn), đó là bản “Sơ yếu lí lịch”. Bất kể đi đâu, làm việc gì, học trường nào, xin việc, xin học ở đâu… Việc đầu tiên phải có bản “Sơ yếu lí lịch” này… Và tất nhiên phải được chính quyền địa phương xác nhận, đóng dấu đỏ hẳn hoi, và kèm theo một khoản "phí đóng dấu" kha khá. Nó là một thứ giấy tờ không thể thiếu trong mọi trường hợp. Mặc dù có nhiều thứ giấy tờ khác có nội dung tương tự như sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân, bằng lái xe các loại… Chỉ cần tra tàng thư thì tên họ là gì, sinh ở đâu, cư trú chỗ nào. Bố mẹ tên gì, làm việc ở đâu. Chức vụ gì, là đảng viên hay không đảng viên… tất thảy đều có đầy đủ hết.

Mới đặt ra một câu hỏi: Vậy cái “Sơ yếu lý lịch” kia, mục đích là để làm gì. Xin trả lời ngay rằng: Thêm một lần nữa khẳng định tôi là ai, con ông bà nào, chức vụ gì, làm việc ở đâu, là đảng viên hay không đảng viên… (Thừa 100%). Chấm hết.

Câu hỏi và trả lời như trên có vẻ công khai, nhưng lại không bao giờ rõ ràng. Cái “Bản sơ yếu lí lịch” nó lại có một một câu trả lời rất… ẩn ý.

Ví dụ: Khi nhập trường đại học chẳng hạn. Trong hồ sơ nhập học bắt buộc phải có nó “bản sơ yếu lí lịch”. Muốn vào được kí túc xá. Cái nơi đất chật người đông ấy. Dân thành phố họ có nhà cửa tại chỗ, chả cần lắm. Họ lại chẳng có bao nhiêu so với tổng số SV nhập học. Hầu hết là dân ngoại tỉnh đến học, và đương nhiên cần… kí túc xá. Nhưng ở đây nó vấp phải vấn đề ưu tiên: “Thứ nhất gia đình thương binh liệt sỹ, có công với CM. Thứ đến con em cán bộ, đảng viên. Tiếp theo là con em vùng núi thiểu số. Và… chấm hết”. Và chỉ có trời mới biết có mấy cú điện thoại, hay một vài thư tay nào đó, dấm sẵn một phòng kí túc xá tươm tất nào đó, cho con một số vị đồng chí có số có má nào đó...!?

Điều đó nói lên cái gì?. Xin trả lời ngay rằng. Chỉ riêng việc bày ra chế độ ưu tiên thôi, thì đã thấy sự “phân biệt đối xử” rất rõ ràng. Con em nhân dân đừng có mơ vào được kí túc xá. Hãy mau chóng thuê nhà để còn kịp vào học… Đó là con đường tất yếu không thể tránh khỏi. Và chi phí cho con cái của nhân dân đi học, bắt buộc phải thêm khoản không nhỏ này. 

Xin việc: Bất cứ xin việc ở đâu. Dù cơ quan hành chính nhà nước hay DN nhà nước… (Hễ cứ cái gì dính đến chữ nhà nước) đều phải có bản “Sơ yếu lí lịch” ngoài những đơn từ, sổ hộ khẩu, bằng tốt nghiệp… Và cũng được xếp theo thứ tự ưu tiên như đã nêu ở trên (Chưa nói đến chuyện chạy chọt, đi đêm nào đó...!). Nhiều DN tư nhân cũng học đòi làm việc này. Thấy ngộ…?

Như vậy, chỉ một việc nhỏ thế thôi, cái nhà nước của đảng đã phơi bày rất rõ sự “PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ” ngay từ khi khởi đầu mỗi quá trình bước vào cuộc làm người của mọi công dân Việt Nam.

Bản “Sơ yếu lí lịch” chính là cái chứng cớ không thể chối cãi về “sự phân biệt đối xử” này. Chính Lão Độc khi đưa con nhập học đại học tại Hà Nội. Cũng đã vấp phải vấn đề nan giải như trên. Con nhà Lão không bao giờ dám mơ được vào kí túc xá… Vậy đấy.

Liệu người nghèo như Lão có thể tin, có thể yêu đảng với nhà nước được không chứ hử?

Ai cũng biết đảng ta lãnh đạo "duy nhất, toàn diện, triệt để". Chỉ có đảng viên mới được cất nhắc, bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo, bất kể trình độ học vấn, tư cách, đạo đức… như thế nào. Còn con em dân chúng thì… đừng có mơ. Lão có hơn 40 năm làm việc trong cơ quan nhà nước, nên thấm thía lắm điều này. Với mong muốn được học tập để cống hiến cho đất nước. Năm nào Lão cũng nộp đơn xin đi học. Nhưng toàn thấy người khác được cử đi mà Lão thì… không. Khi biết họ được đi học bởi đều là đảng viên. Bức xúc quá, mới đến gặp GĐ chất vấn thì anh ta trả lời rất thẳng thừng rằng: “Tổ chức không có nhu cầu đào tạo anh”. Thế đấy…!?

Năm 1975 Lão vào tới Sài Gòn. Lão có cô bạn vừa học xong lớp 12 năm ấy. Cổ học giỏi, đang miệt mài ôn thi để hy vọng đỗ vào trường đại học. Nhưng tới 2 năm liền cổ có thi đều không trúng tuyển, mặc dù bài thi làm khá tốt. Bởi cổ là con một người lính VNCH chết trận… Thời đó, cái bản “lí lịch” nó nguy hiểm thế đấy. Ngoài cổ ra, còn hàng triệu hàng triệu thân phận khác cũng cùng chung cái vấn nạn “phân biệt đối xử” của đảng ta như vậy. Thực tế đã làm thui chột bao tài năng của đất nước. Bao cuộc đời đầy ắp ý chí phấn đấu, cống hiến... phải ngậm ngùi trong kiếp nghèo khổ dưới chế độ XHCN, luôn mồm tự nhận là “bội phần tươi đẹp” này.

Cái bản “Sơ yếu lí lịch” nó quan trọng đến nhường ấy. Có lần Lão nửa đùa nửa thật bảo với mấy anh đảng viên đồng nghiệp: Chế độ của đảng các anh sao lại có sự “phân biệt đối xử” tệ đến thế. Thì họ nhâu nhâu cãi lấy được rằng… không có chuyện ấy. Lão chỉ cười thôi. Cái trò cả vú lấp miệng em thì họ làm giỏi lắm. Bởi họ là đảng viên, và đảng của họ không bao giờ sai. Bởi chế độ này của đảng họ mà. Tranh luận phải trái với họ ư. Khác gì nói với cái... đầu gối.

Lão không có ý nói xấu ai hết. Chỉ nói những điều có thật, rất thật quanh cuộc sống của mỗi người dân Việt, dưới "chế độ XHCN vô cùng tốt đẹp" mà đảng ta luôn tự hào bấy lâu nay mà thôi.



Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

sỐ 468-2017 - Truyện ngắn VÒNG TRÒN CUỘC ĐỜI (Phần kết)

VÒNG TRÒN CUỘC ĐỜI  (phần kết)

Thằng Bắc lại đưa tay khoanh một vòng về phía trước. Vài ngày nữa đám thợ sẽ bắt đầu khởi công. Chỉ mấy tháng thôi, chỗ này sẽ thành một cái hồ rộng để nuôi cá. Đất đào lên đổ xung quanh, xe lu cán từng lớp thành con đường lớn, ô tô đi được. Hàng cây ăn quả lâu năm sẽ phủ che ánh nắng rợp mát khắp xung quanh. Dăm chiếc lán sẽ nằm dọc theo đó. Thư thả mời bè bạn đến câu cá thư giãn. Khu này trồng cây ăn quả. Khu này chăn nuôi lợn và gia cầm năm tách rời với các khu khác. Ở đây sẽ đặt mấy hầm “Bioga”, đủ để đun nấu quanh năm. Phía chân núi ông voi có dòng suối nhỏ. Nước tuy không nhiều nhưng được cái chảy quanh năm. Chỉ một mùa mưa thôi là cung cấp đủ nước cho hồ chứa… Cả một kế hoạch trong những ngày tới đang được triển khai…

Tôi gật gù: Mày quả là nhà dự án có khác. Cái gì ra cái ấy thật. Tao phục mày sát đất đấy. Nhưng còn tiền thì…

Tôi vốn là trưởng ban dự án sở giao thông cơ mà. Tiền đổ xuống đất biết cơ man nào mà đong đếm. Mình phán bao nhiêu là được bấy nhiêu. Thằng nào cũng có phần của thằng ấy. Cả một dây khép kín. Nếu có lộ thì chỉ chết vài thằng “đánh máy vi tính” thôi. Những thằng khác bằng quyền lực bao trùm. Nó sẽ tiêu diệt cả lũ phá thối đó. Ông hiểu chưa. Nên nó chính là cái bóng ma mà người ta gọi nôm na là “nhóm lợi ích” đó. Tiền của tôi thừa để làm mấy cái dự án cỡ như thế này. Nhưng thời thế bây giờ nó đang lộn xộn. Chỉ làm một cái để hưởng thụ lúc về già thôi. Để phòng khi bất trắc, còn “tìm đường cứu nước” chứ?... Thằng Bắc cười oang oang, lộ hàm răng vàng ám khói thuốc lá. Nó rủ: Thôi về nhà nhậu phát đã. Lúc đi tôi đã bảo mấy đứa làm mấy món. Còn rượu thì khỏi lo.

Tôi với nó quay trở lại căn biệt thự phía cổng vào. Đã thấy mâm rượu được bầy sẵn trên chiếc tràng kỷ nâu xẫm, bằng gỗ quý đặt giữa nhà. Mấy món đồ ăn vẫn bốc hơi nghi ngút. Thêm đĩa lòng lợn với mấy ngọn húng chó xanh mướt đặt phía trên. Thằng Bắc loay hoay mở chai rượu hình thù lạ hoắc. Màu rượu nâu thẫm sóng sánh. Nó rót ra hai cái ly nhỏ, nâng lên ngang mày. Nào cạn…!. Tôi còn đang mải ngắm nghía ly rượu thì nó giục: Cứ uống xong mới nói… Tôi ngửa cổ hất ly rượu vào họng. Một hơi nóng rần rật theo rượu chảy vào đến tận bụng. Mùi rượu thơm nồng, một mùi rất lạ. Uống vào rất êm. Chỉ vài phút mặt đã nóng bừng bừng. Nó bảo: Gắp đi ông, để lâu thức ăn nguội hết.

Cái thứ rượu… ự… !?

Nó là rượu mạnh của bọn tây, tên “Uít sờ ky”. Hàng xịn đấy, được biếu lâu rồi vẫn để dành. Nhưng đó là rượu để khai vị, chỉ uống một hớp để lấy hứng mà ăn cho nó ngon miệng…

Thảo nào, nó bốc nhanh thế. Tao nóng hết cả mặt lên rồi đây này. Ở nhà quen chơi thứ rượu quê, bà vợ nhà tao tự cất lấy. Uống êm mà có hậu. Bữa nào lên trại, tao cho mấy chục lít uống dần. Ra quán ăn tao chả dám uống rượu bao giờ. Nghe TV nói mà chết khiếp đi được. Bọn mình già cả rồi, chơi rượu ta cho nó lành…

Ông nói phải. Tôi có tới vài chục bình rượu ngâm các loại trong kia. Để lát đãi ông thưởng thức mấy chén cho sướng. Nhưng tôi nghiệm rằng, chơi cái thứ rượu ngâm các loại động vật cũng hay, tác dụng thấy liền mà hại về sau. Tôi bây giờ chuyên sưu tầm các loại cây thuốc quý hiếm đem về ngâm rồi hạ thổ theo lối cổ truyền. Tôi có cả chục vò trong đó. Cứ từ từ thưởng thức ông ạ. Mỗi thứ làm chén cho biết. Ha ha ha. Không bổ thượng cũng bổ hạ…


Thằng Bắc ôm một bình rượu lớn lặc lè bước ra cười cười. Nó nghiêng bình rót đầy một ly cối. Chất rượu màu xanh óng sóng sánh. Đây là rượu ngâm tay gấu. Uống giống này thế mà hay, tất cả mọi thứ đều khỏe. Nhân chuyến công tác thăm tỉnh bạn. Tôi phải lần vào tận bản xa tìm mua bằng được bốn cái chân con gấu này. Thuê tiền gã chủ sơ chế cho vào bình rượu nhỏ, xách về tận nhà mới đổ rượu ngâm. Kể cũng bõ công lắm. Hì hì. Nó chỉ một dãy bình cái cao cái thấp trên chiếc kệ dài bằng gỗ trong góc nhà mờ ánh sáng. Ông thấy đấy. Đó là công trình sưu tầm cả chục năm chớ ít đâu. Thú ăn chơi nói mà ham ông ạ. Chả có gì dễ dãi mà quý đâu. Tôi tuy gầy gò nhỏ thó thế này, nhưng khoản… kia mấy ai theo kịp tôi, cũng là bởi có lũ đó đó. Tuyệt lắm. Ông dùng rồi biết ngay thôi. Nào mời. Thằng Bắc nâng chén rượu lên ngang mày ngửa cổ hất nhanh vào mồm một cách rất thành thạo. Nó khà một tiếng vẻ khoái trá, giục: Thứ này chỉ uống hớp một thôi, bởi lẽ nó rất tanh, khó nuốt. Hề hề…

Tôi uống xong chén rượu chép miệng: Hừm… tuyệt. Rượu êm, ngọt, cay đủ cả mùi vị. Tuyệt…!.

Rượu mấy vòng thấy trong người đã lâng lâng. Tôi ngước nhìn ra sân giọng trầm tư: Thế là tao với mày đã đi hết một vòng cuộc đời tới sáu mươi năm đằng đẵng. Thành quả cuối cùng giành được là chúng ta lại quay trở về nơi xuất phát. Những thằng nông dân như chúng ta có làm được “cuộc cách mạng long trời lở đất” đến mấy rồi cũng chỉ đạt đến cái “địa chủ” mà thôi.
Nó tròn măt nhìn tôi: Nhưng là một thứ địa chủ khác hẳn thời các ông nội chúng ta.

Phải… bây giờ là thế kỉ hai mốt rồi. Địa chủ đã hoàn toàn lột xác thành một thứ “địa chủ” khác hẳn. Với quyền lực trong tay, nó trở thành cường hào ác bá. Nó tham lam vô cùng tận và cũng tàn ác đến vô cùng tận. Mày còn nhớ thời đi học, thày có dạy rằng: “Giai cấp nông dân không thể lãnh đạo cách mạng, bởi họ rất lạc hậu và tính tư hữu nặng nề. Họ có giành được quyền lực thì mơ ước cáo nhất cũng chỉ làm vua mà thôi…”. Cứ nhìn xem, các quan chức chúng ta từ trên xuống dưới có ai không xuất thân nông dân đâu. Chế độ họ lập lên mang một cái tên khác. Nhưng có một ông vua hay một "tập thể những ông vua" thì có khác gì?. Cái bọn “Trí, Phú, Địa Hào” kia đã bị chính họ “đào tận gốc trốc tận rẽ” từ hồi cải cách rồi đấy thôi…

Thằng Bắc nghiêm mặt. Nó gượng cười nâng chén rượu nốc nhanh. Nét mặt nó đanh lại. Giọng hơi gằn: Thôi… đéo nói chuyện chính trị nữa. Mình nhậu cho nó vui đi. Nào chúc ông sức khỏe và thành “ông địa chủ” lớn hơn nữa.

Về khoản này tao chưa thể bằng mày đâu. Nhưng điều tao nói không phải cái chuyện giàu hay nghèo. Ông cha chúng ta từng là những địa chủ. Khi chúng ta theo cách mạng. Chúng ta đã phải thực hiện “vô sản hóa” để trở thành giai cấp “bần cố nông”. Sự “kéo lùi lịch sử” này đã khiến chúng ta đi hết cả một vòng tròn cuộc đời lại quay về điểm xuất phát. Thương thay cho dân tộc này, đất nước này luôn tự hào có 4.000 năm lịch sử liệt oanh dựng nước và giữ nước. Cũng chỉ là một dân tộc, một đất nước cố tình "không chịu phát triển". Mỗi khi nhìn ra thế giới không biết cái đám “địa chủ cường hào mới” hiện đang nắm trọn quyền lực độc tôn trong tay kia, có thấy xấu hổ không nhỉ?… Tao hỏi mày. Liệu chúng ta hy sinh cả mấy thế hệ, hàng triệu sinh linh cho chiến tranh… Vẫn chưa đủ để tao với mày hiểu được sự thật này sao?. Đây chính là điều đau lòng nhất đó mày…!


Tôi nâng ly rượu uống cạn, ánh mắt trầm tư… Trời đã xế chiều. Nắng thu nhàn nhạt trải trước sân cũng đủ làm cho màu đất đỏ hơi ửng lên. Con gà mái già mải mê bới đống rác bên góc vườn. Cất tiếng lục cục gọi đàn con nhỏ. Những chiếc mỏ màu đỏ tía của đám gà con há ra chờ thức ăn từ mẹ chúng mớm cho. Tôi nhẹ lòng với cảnh hiền hòa trên quê hương mình, thấy lòng thanh thản trở lại. Không khí bàn nhậu như vẫn chùng xuống. Ừ… mày cũng có cái lý của mày. Nhưng suy cho cùng “địa chủ” nào thì bản chất nó vẫn chỉ là “địa chủ” cả thôi…!. Loài khỉ mãi mãi không thể tiến hóa thành loài người văn minh được. Đó là một sự thật.

Quê hương - 2017.

Số 467-2017 -Truyện ngắn VÒNG TRÒN CUỘC ĐỜI

Lời tựa: Truyện ngăn VÒNG TRÒN CUỘC ĐỜI - Lão Độc Hành (Bắc Hà) được viết từ năm 2012. Được treo lên trang "blogspot.bacha.com" sau đó. Nhân lúc đang nghỉ dưỡng bệnh, thấy rảnh rỗi. Lão đem ra "lau chùi" lại cho đỡ bụi bám, rồi treo lên hiến bè bạn cùng thưởng thức. Mong được sự ủng hộ của các bạn. Chân thành cảm ơn.


VÒNG TRÒN CUỘC ĐỜI

Nghe tin nó về hưu đã mấy tháng mà tôi vẫn chưa sắp xếp công việc để đi thăm. Mải bận bịu lo cái trang trại với bao công sức gần chục năm qua, nay cũng bắt đầu thấy thích mắt. Còn nhớ xã tôi hồi cải cách. Chỉ có gia đình hai đứa tôi là thành phần địa chủ. Ông nội tôi với ông nội nó đều bị xử tử ngay tại đám ruộng của nhà mình, sau hồi đấu tố quyết liệt của đám bần cố nông, theo sự điều khiển của “Đội”. Ngày ấy “Đội” có quyền to lắm. Cho ai sống được sống, bắt ai chết phải chết. Họ không ra mặt, nhưng đứng đằng sau tổ chức đám bần cố nông thất học, xúi giục, ép buộc, dụ dỗ cho họ đấu tố một cách hung hãn. Quy thành phần và thi hành án tại chỗ… Có lẽ bởi cùng cảnh ngộ mà hai đứa chúng tôi thân nhau như anh em ruột thịt. Thế rồi chiến tranh nổ ra. Tôi vào lính cả chục năm, đành bỏ dở việc học hành. Ngày xuất ngũ trở về quê hương, nghe tin nó công tác ở sở giao thông của tỉnh… 

Chiếc “Drem II” trườn từ từ trên con đường rải đá men theo sông Thương. Tân Trung là xã nghèo của huyện. Ruộng ở đây ít lắm. Chủ yếu vỡ đất đồi trồng sắn trồng khoai. Nghe kể ông nội nó ngày trước chỉ có hơn mẫu ruộng nhưng bị quy tội nặng cũng bởi cái lý do này… Rẽ vào con đường làng đất đỏ được khoảng nửa cây số, tôi dừng lại trước một cánh cổng sắt cao chừng hơn ba mét, làm bằng những phiến sắt đặc ken dày. Dãy tường vây cao hơn đầu người, có lưới thép phía trên bao kín mấy quả đồi thấp. Một ngôi biệt thự khá lớn nằm chềnh ềnh đối diện ngay cổng vào. Cánh cổng sắt nặng nề mở ra trong tiếng chó sủa ran ran. Thằng Bắc quần đùi áo may ô, chân dép tổ ong lật đật mở cổng đón tôi. Nó cười hềnh hệch: Tôi về cả mấy tháng, nhắn ông mấy bận chả thấy gì. Hôm nay trời đang nắng bỗng mưa to hay sao?

Tao bận bịu cả ngày. Mở được mắt ra thì trời đã tối, còn đi được đâu. Vả lại bây giờ lại thêm lũ cháu nó quấn xung quanh. Bà vợ già nhà tao cả đời vất vả vì chồng vì con, giờ chăm cả đám cháu nữa… Vất vả quá thành già mõm ra, yếu rớt…

Thôi chuyện đâu còn đó. Nó kéo tôi vào mảnh sân rộng lát gạch vuông đỏ au. Tôi dựng xe ngắm nghía xung quanh. Thằng Bắc quay vào nhà lát sau đã quần áo chỉnh tề, giầy bóng loáng bước ra cười hềnh hệch. Ông coi có được chưa. Còn chỗ nào chưa ưng ý cứ phán một câu. Mai cho sửa liền…

Tôi lướt mắt một vòng, gật đầu khen: Đẹp… Phải nói là rất đẹp và hoành tráng nữa ấy chứ. Tao ưng nhất cái lầu giữa ao kia. Mai này trồng ít gốc sen. Vào những ngày hè oi bức. Lúc rạng sáng, buổi chiều hôm ngồi nhâm nhi ly trà nóng, ly rượu thơm giữa nồng nàn hương quê… thì còn gì bằng.

Cái ao đó chỉ là chỗ để chơi thôi. Nó nhỏ xíu mà, cỡ ba bốn sào gì đó. Nhưng tôi thuê thằng kiến trúc sư lên cái “ma-ket”, rồi giao cho cánh thợ nó làm. Thấy cũng tàm tạm…

À này, tao nhớ ngày trước nhà mày chỉ có toen hoẻn hơn sào đất, mà nay…

Hắn lại cười hềnh hệch: Tôi mua nguyên mấy quả đồi dưới chân núi này hơn năm rồi. Đợi nghỉ hưu mới tiến hành xây dựng một thể. Căn nhà hai tầng ngày trước phá đi xây cái biệt thự mới. Nó đưa tay chỉ: Ông nhìn coi:  Bên phải tôi là núi Ông Voi. Có tiếng là vùng đất linh thiêng. Biết bao nhiêu quan chức từ trung ương đến tỉnh, đua nhau về đây, bí mật mua đất đặt mộ tổ tiên. Tôi ở vào khu vực đó cũng được hưởng tý sái nên…

Phải rồi, chả thế mày chỉ học có đại học tại chức mà lên đến trưởng phòng dự án của sở. Cái phòng sờ vào đâu cũng có tiền ấy.

Bởi vậy…

Chả so sánh làm gì. Tao khi lính về thầu được hơn chục héc ta đất rừng, lập cái trang trại. Tao phân khúc vùng chăn nuôi, trồng cây ăn quả, trồng rừng… Mấy hồi đầu cũng vất vả khổ sở lắm. Nhưng nghĩ mình nông dân chỉ quen với ruộng, với đất. Nhớ hồi xưa các cụ nhà mình đều địa chủ. Đời con cháu sau này người ta đè đến không ngóc cổ lên nổi. Tao lại chẳng chịu học hành, chỉ cổ cày vai bừa thế nên về quê cày ruộng chớ biết đi đâu.

Tôi nghĩ khác. Ông không biết đấy thôi. Cái xuất xứ địa chủ đó chỉ là… qua khứ để lại. Muốn được cái gì cũng phải nỗ lực tranh cướp, bon chen. Thời nay làm quan chả cần học cao, chả cần kiến thức. Như tôi đấy, lên phó phòng rồi mới đi học trả nợ. Mà học gì đâu chứ. Chỉ đánh trống ghi tên thôi. Tiền… tiền hết đó ông.

Tao có nghe chuyện đó. Nhưng…

Không sao. Miễn là phải khôn, phải lau lách. Phải biết địch biết ta. Ăn mười thì phải biết chỗ mà rải cho đủ, hòng mua món mới. Khi đã vào dây rồi thì khỏi lo. Cứ làm tới đi, có sai đến đâu thì vẫn cứ đúng… sợ gì. Nhưng tiền chia phải đều. “Lộc bất khả tận” ông ạ.

Ừa… phải vậy rồi..

Tôi với nó dừng chân trước căn nhà sàn lớn đang lắp ráp dở dang. Bữa nay thợ nghỉ, gỗ vẫn ngổn ngang dướí đất trên sàn. Thằng Bắc bảo: Tôi mua căn nhà này tận Sơn Động hồi năm bẩy tám. Cái năm ta “đánh” đám người Hoa đó. Rồi đưa lên xe chở đất làm đường, đem dần về đây. Cũng mất mấy tháng mới xong. Từng đó năm vẫn nằm đắp chiếu. Giờ mới mang ra lắp lên. Căn nhà rộng gần trăm mét vuông. Toàn gỗ quý nhóm một. Thằng chủ nhà là người Hoa. Nó bảo phải làm cả chục năm mới xong. Hồi làm đường trên đó. Tôi lên công trường vào nhờ nghỉ trưa. Thấy ưng ý quá, mới gạ gẫm nó bán lại. Bây giờ có tiền tỷ cũng chả mua nổi đâu…

Thế cả khu đồi lớn vầy mày tính sẽ quy hoạch thế nào?

Có… nhưng phải làm dần dần. Đầu tiên là đám cây cảnh. Tôi tính dùng nửa quả đồi sau nhà để làm thứ này. Ngày còn công tác, tôi vỡ ra một điều rất hay. Giờ mới có thời gian để thực hiện. Cây cảnh vừa chơi vừa bán cũng thu khối tiền. Có thằng nhờ cây cảnh mà hàng năm thu nhiều tỷ tiền lời đấy. Với lại bao năm công tác quen biết nhiều. Đám đàn em đi biếu sếp bây giờ cũng tinh vi lắm. Cái cây kia chúng nó biếu sếp tôi dịp tết. Sau tết tôi đến chơi, tấm tắc khen đẹp, khen là thế rồng phượng tuyệt tác… Sếp cười cười. Cậu thích thì lấy đi. Nhà tớ chả có chỗ mà để cái cây lớn thế này. Đành mang lên tầng năm. Bận bịu tối ngày, có lúc nào lên tận đó mà ngắm đâu. Thành ra… Dạ em đâu dám ạ, để sếp chơi cho nó sướng chứ ạ. Tôi dò hỏi thằng mua cây đó hai mươi triệu. Tôi nhẩm tính cái dự án sắp tới, “Đồng tiền đi trước đồng tiền khôn”. Thế là tôi xin sếp để lại với cái giá 250 triệu… Sếp cười ha hả bảo: Chú mày thông minh. Thôi mang về đi. Thế là nó nằm ở vườn nhà tôi từ dạo ấy.

Thật thế sao… Hù. Tham nhũng bây giờ tinh vi thật. Cái cây chỉ đáng vài chục triệu. Nó chạy vòng vòng một hồi, biến thành mấy trăm triệu, mà có ai trách móc được câu nào đâu.

Nói ông thông cảm. Sếp tôi ngày trước cũng bần cố nông. Nay mất gốc rồi. Cái bằng tiến sỹ mua cả trăm triệu từ hồi làm sếp phó ấy. Cả đời chỉ biết có “chức - quyền - tiền” thôi. Có biết cây cối xấu đẹp thế nào đâu mà ngắm chứ. Ha ha ha… !


(còn nữa)

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Số 466-2017 - Truyện ngắn CŨNG THƯỜNG THÔI...

Truyện ngắn - CŨNG THƯỜNG THÔI (phần kết)

Lũ trẻ trong xóm được nghỉ hè. Mới từ sáng sớm khi bố mẹ chúng ra phố, ra chợ thì lũ chúng đã tập trung đông đủ. Lại xôn xao, lại ầm ĩ khắp con ngõ. Thằng Hành có vẻ khang khác mọi khi. Thằng Bí lại gần hỏi: Mày có chuyện gì hả.

Không?

Nhìn cái mặt thì lì của mày tao biết thừa. Có gì thì nói đi.

Tao muốn đi tìm bố…

Thằng Bí ngồi thừ một lúc rồi nắm chặt tay thằng Hành lay mạnh. Được. Năm nay mày đã 15 rồi. Phải đi tìm bố thôi.

Nhưng tao không có tiền thì đi sao được. 

Để tao lo chuyện tiền. Tao cùng đi với mày…

Chiều hôm sau từ chợ về, chẳng thấy thằng Hành đâu. Cô Thơ hốt hoảng bổ đi tìm. Cô lục tung cả phố không sót chỗ nào. Những đứa cùng học với nó, cô cũng đều tìm đến… Nhưng thằng Hành con cô thì như lặn xuống đất, chẳng thấy tăm hơi. Mờ sáng hôm sau thấy cô thất thểu về nhà. Lão Hổ cầm lòng không được, chạy sang hỏi thăm. Lão bảo: Tôi nghe thằng Hô nói hình như nó với thằng Bí đi tìm bố thằng Hành hay sao ý.

Cô Thơ lại bổ đi tìm thằng Hô. Lúc trở về mặt cô có phần bớt gầm ghì hơn. Cô với chai rượu và túi lạc rang cả vỏ dốc hết ra chiếc đĩa sành to. Bày hai cái li., lặng lẽ rót rượu. Mùi rượu thơm xộc vào mũi làm lão Hổ nuốt nước bọt cái ực. Chỉ nghe tiếng chạm chén cái “cách” và nghe lão Hổ khà một tiếng. Cám ơn anh. Nó tìm bố là phải thôi. Lớn rồi cũng cho nó tự quyết định việc của nó. Nào, mời…! Lại nghe tiếng chén va vào nhau cái “cách”. Lại nghe lão Hổ khà…

Nửa tháng sau thấy hai thằng khoác ba lô về. Cả lũ bạn xúm lại hỏi han. Thằng Bí bô bô: Nhà bố thằng Hành to lắm. Những 5 tầng cơ, leo mỏi cả chân. Nhưng thích… Tao với thằng Hành ở trên tầng 5. Đêm ngủ không cần quạt cũng mát. Chẳng có con muỗi nào bén mảng đến. Cơm thì toàn thứ đỉnh, lạ miệng ăn quên thở...

Thằng Thó phì mạnh: Cái đồ tham ăn.

Thằng Bí lại oang oang: Bà vợ lão ta thì thật kinh dị. Này nhé: Mụ ta người thì gầy như cái “xi mo nang”. Trước sau như một. Mặt thì nhăn như quả táo tàu ướp. Lưng gù như con cóc cụ. Nghe bảo ngày trước bà ta “bắt cóc” được bố thằng Hành. Bà ta hơn chồng mấy tuổi, lại bị vô sinh. Cố lừa lấy cho được chồng để bằng chị bằng em... Đổi lại, bố thằng Hành có nhà lầu xe hơi. Tiền tiêu không hết… Sướng. Tao mà gặp thì cũng gật ngay tắp lự. He he… Nó phá lên cười oang oang.

Cô Thơ bữa nay nghỉ chợ. Nấu cơm từ sớm đợi con về. Thằng Hành thất thểu bò về nhà lúc xâm xẩm tối. Cô Thơ lặng lẽ xới cơm đặt trước mặt con. Im lặng không nói một tiếng. Cơm xong, cô Thơ ngồi uống nước bên bậu cửa, cạnh cái sân bé như chiếc chiếu. Trăng 16 tròn tìa tịa, Không gian hấp nóng nhưng thoáng đãng. Bất chợt, thằng Hành bảo: Con về với mẹ, không đi bố nữa.

Chịu về rồi sao?

Con bỏ về. Bố với bà ấy cứ bảo ở lại. Nhưng con chán.

Ăn sung mặc sướng, ở nhà lầu mà còn chán sao?

Không phải.

Thế cái gì chán.

Suốt ngày bị nhốt trong nhà, không được đi đâu. Mấy ngày liền muốn xuống phố. Bố không cho, bảo sợ xe đụng. Con đứng mãi bên cửa sổ tầng 5 nhìn ra bầu trời mà ước ao được đến những vùng trời thật xa kia. Chỉ ước thế thôi chứ còn biết sao… Hôm sau, bố sai người mang đến một chồng báo cũ. Người ta giăng báo kín rồi đóng đinh vào các khung cửa kính. Căn phòng trở nên tối mò, ban ngày cũng phải bật điện. Hỏi thì bố bảo: Cái thế giới ngoài kia có gì mà nhìn. Toàn những chuyện vô bổ, xấu xa… Nhìn lắm chỉ sinh hư thôi. Con thấy ghét bố. Những tờ báo kia có thể bịt kín các ô cửa sổ. Người ta hy vọng có thể che khuất tất cả, khiến nó trở nên tăm tối, có thể cầm tù được tư tưởng người ta trong sự dối trá. Nhưng làm sao che được ước vọng của con người vươn ra thế giới?

Cô Thơ thở dài: Ừa, ở thế sao mà chịu được.

Con về với mẹ vẫn thích hơn.

Ừ thì về với mẹ chứ sao. Con ạ. Đường ra thế giới có muôn vạn nẻo để đi. Chớ ảo tưởng về những thứ không thuộc về mình. Mẹ cũng đã từng ảo tưởng như thế. Để rồi phải chịu đau đớn đến suốt cuộc đời đó con ạ… Cô Thơ buông tiếng thở thật dài…


Hết lớp 12, thằng Hành đoạt được học bổng du học bên Tây. Gần mười năm sau nó nhận bằng tiến sỹ và ở lại đó làm việc. Lần này trở về đón mẹ sang với vợ chồng nó. Bảo để có điều kiện phụng dưỡng mẹ nó lúc yếu đau. Hai bố con lão Hổ tiễn cô Thơ đến tận sân bay. Lão dúi vào tay cô bịch lạc rang cả vỏ. Bảo mang đi mà ăn đỡ buồn. Không biết bên đó có thứ này mà ăn không nữa. Cô Thơ vội quay mặt đi, cố giấu giọt nước mắt vừa trào ra. Không biết lão Hổ có nhìn thấy không nhỉ?... 

Thằng Hô quay nhìn theo bóng dáng hai mẹ con cô Thơ mất hút sau khung cửa phòng chờ lên máy bay. Nó buông thõng: Cũng... thường thôi. Lão Hổ trừng mắt nhìn nó, lặng im không nói gì...

(hết)

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Số 465-2017 - Truyện ngắn CŨNG THƯỜNG THÔI... (tiếp)

Truyện ngắn - CŨNG THƯỜNG THÔI (tiếp)

Cô Thơ đưa con về sống trong ngõ Cụt từ ngày thằng Hành mới lẫm chẫm. Nay nó đã hơn mười tuổi rồi. Cao đã đến vai mẹ nó. Nhưng người gầy ve, mặt dài, trắng xanh. Chỉ đôi mắt giống mẹ, cứ đen thăm thẳm. Lông mi cong vắt như chải ở tiệm. Cô Thơ những lúc buồn bực trong lòng hay chửi nó là “cái sào chọc cứt”. Lúc thì bảo “cái đồ mặt dày, loại mặt choắt tai dơi, đồ lừa đảo”… Hơ! Nó lừa đảo bao giờ chứ?. Được cái, thằng Hành rất thương mẹ. Nó chưa cãi mẹ bao giờ. Cứ đến ngày này hàng năm, cô Thơ nghỉ chợ, ngồi một đống ở bậc thềm, bên cái sân bé bằng chiếc chiếu. Chai rượu đế đã vơi nửa và cái đĩa con chỏng chơ mấy hột lạc rang cả vỏ cháy đen. Mặt cô buồn chảy ra. Những lúc như thế thằng Hành chỉ dám lặng lẽ ngồi ngó mẹ nó và im lặng. Hồi lâu chừng như nhịn hết nổi. Nó len lén lại gần lay vai mẹ hỏi: Mẹ khóc à?

Khóc đâu nào.

Mắt mẹ đỏ lên cả rồi kìa…

Cô Thơ vội lau nhanh khoé mắt sũng mước…

Bố con đâu…?

Câu hỏi của nó rơi vào nỗi đau trống hoác. Cô Thơ giương đôi mắt đỏ khé nhìn nó. Thằng Hành vội quay đi nơi khác, tránh tia nhìn nóng rực. Nó lầm bầm: Mắt thế kia mà kêu “trong veo như ánh mắt em Thơ”. Lão Hổ toàn nịnh đầm.

Biến rồi. Tiếng cô Thơ rít qua kẽ răng. Ực! ly rượu cạn qoeo. Tiếng vỏ lạc vỡ vụn nghe như có bụi. Thằng Hành cảm thấy sợ mẹ nó, ít nhất là vào lúc này. Nó lẩn ra một góc khuất ngồi lặng.

Nhớ ngày đó, cách nay đã gần năm. Một chiếc ô tô đen bóng sang trọng đỗ ngay cổng chợ. Một người đàn ông dáng lùn mập, tóc chải gôm bóng lộn, quần áo là lượt. giày tây bóng loáng… Lão đứng cách hàng cô Thơ độ vài chục mét, nhìn cô rất lâu. Mải bán hàng không để ý. Mãi lúc ngẩng lên thấy lão, mặt cô chợt đanh lại. Cô cúi mặt ngồi lặng một lúc. Bất ngờ cô Thơ vùng đứng dậy. Xăm xăm bước đến trước mặt gã đàn ông bóng lộn. Không nói không rằng, túm ngực áo gã đẩy mạnh. Gã ngã ngửa ra chợ vì bất ngờ. Cô Thơ như một con hổ cái chồm lên gã. Hai tay vươn ra khoằm như hai cái móc sắt vung lên làm động tác bươi bươi. Chắc lúc đó cô tưởng cái mặt gã là đống rác hay sao ý. Mọi người vội xúm đến can cô… Gã kia lặn mất tăm từ đó. Người ta đồn rằng người đàn ông ấy có khi là bố thằng Hành.

Nó hỏi: Phải không?

Mẹ nó quát: Không?

Đã lâu không thấy lão Hổ lần mò sang nhà cô Thơ. Lần trước cũng lâu rồi. Lão lấy hết can đảm mò sang. Lão gạ cô Thơ uống rượu. Đợi lúc cô Thơ có vẻ phê phê, lão gợi ý muốn… “truyền giống”. Bị cô túm ngực quát vào mặt: Đừng tưởng bở…?. Cô quát to đến nỗi văng cả nước miếng. Lão Hổ lấy tay vuốt khuôn mặt tái ngắt. Lão bảo: Vẫn còn may. Cô Thơ chưa có hành động “tự vệ quá mức”. Chứ không thì… Chỉ cần lên gối một phát, là cái “cần tăng dân số” của lão nó đi tong. Lão về đến nhà vẫn còn run. Thằng Hô thấy bố nó buồn rũ như mớ giẻ rách. Nó buột mồm: Cũng… thường thôi!. Lão Hổ tức quá vớ cái chổi quăng mạnh về phía nó. Được thể nó biến luôn. Thằng Hô người thấp đậm. Dáng đi lúi húi. Nghịch ngầm và cục tính. Tuy vậy, nó như cái ăng ten của cả ngõ. Hễ nhà ai có chuyện gì, nó đều có mặt để bồ hóng. Bao giờ cũng buông một câu:… “Cũng thường thôi”. Lâu dần thành quen. Ai cũng có lúc gọi nó là thằng “Thường Thôi”. Nó chi cười... He he!

Cả lũ trẻ con lại tụ họp trong sân nhà văn hoá xóm. Thằng Hô bảo: Chúng mày biết gì chưa?

Cả bọn trợn mắt lắc đầu.

Chuyện mới nhất về cô Thơ.

Hả ? Chuyện gì…?

Chuyện bố thằng Hành ý.

Sao, sao…?

Thì ra nó có bố.

Thằng Bí thủng thẳng: Cái thằng… Thế mà trước giờ chửi nó không bố. Nó chẳng bảo gì cả.

Đâu có ai biết. Mãi gần đây mới nghe ở chợ xì xèo thế.

Thằng Thó hỏi: Vậy lão là ai?

Thằng Bí trợn mắt: Mày máu làm quan mà nóng nảy bộp chộp thế. Đéo biết bao giờ mới làm được quan. Híc. Thì chính cái lão bị cô Thơ đẩy ngã chỏng vó ở chợ hồi trước ý. Nghe bảo lão cùng quê, hồi trước có yêu cô Thơ. Lúc lên tỉnh xin vào cơ quan nhà nước. Gã bỏ cô Thơ lấy con gái một ông quan đầu tỉnh, dù biết cô Thơ đã có mang. Thế là lão thăng tiến vùn vụt. Giờ đã giám đốc một sở oai nhất tỉnh rồi. Nghe bảo sắp lên hàng “bộ” chứ chả chơi.

Thảo nào… ào. Thằng Thó kéo dài giọng.

Thằng Hành biết gì chưa.

Tao đâu biết.

Thế bây giờ sao rồi?

Còn sao nữa. Lão ấy lấy vợ cả chục năm vẫn không có con. Nghe bảo ngày trước, nhà bố vợ nuôi đàn chó đủ loại đông lắm. Một bữa gã đến cưa con gái sếp. Lớ ngớ thế nào bị con Béc nó xông ra ngoạm một phát, đi luôn một “trứng”. Quả kia không biết vì sao mà cũng… ung luôn. Còn mỗi cái “củ”… vô dụng. Hi hi! Lần trước nghe bảo lão về tìm con. Bị cô Thơ tẩn một trận nên thân mà không dám làm gì. Lão Hổ thì bảo: Thằng chả số tiệt giống. Mà cái cô Thơ kia cũng ghê gớm lắm cơ. Ai đời lão Hổ gạ gẫm tán tỉnh mãi. Lần nào cũng bị cô Thơ làm cho sợ đến thụt cả… vòi lại. Tống cổ lão về nhà rồi, cô còn chửi đổng suốt tối. Nào là: Cái đồ mặt dày, mày dạn mà cũng đòi ngủ với bà sao? Bao thằng quan to sếp nhớn gạ gẫm chán ra, đây còn chưa thèm, huống chi cái thứ mặt dày, mồm thối… Ờ mà cái “lỗ” này thế mà có giá ghê nha. Bao kẻ sang thằng hèn cũng từ đó mà chui ra. Làm đến ông nọ bà kia rồi cũng có lúc quay lại rúc mặt vào chỗ ấy. Vừa dơ vừa khắm, thế mà vẫn cố mà rúc. Lạ thật…


Lão Hổ ngồi lặng nốc rượu. Bị chửi đểu tức quá, vớ cái chổi quăng mạnh về phía thằng Hô. Nó vùng chạy ra ngõ, dừng lại lầm bầm: Cũng… thường thôi. Tiếng thôi kéo dài ra, buông thõng.... 

(còn nữa)

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

Số 464-2017 - Đàn bò vào thành phố - Trịnh Công Sơn

GIẤC MƠ THẾ KỈ

Đàn bò vào thành phố (Một bài hát của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn). Từ hồi chúng vào, nay đã gần trăm năm. Và công cuộc “vô sảng hóa” mang cái tên “XHCN…” mà đám “bò móng đỏ” cố tình tô vẽ hoa cà hoa cải đến lóa cả mắt thiên hạ bao năm, mà đến nay vẫn “không biết đến cuối thế kỉ này có… nhìn thấy không?”.

Bò móng đỏ quả là lũ phàm ăn. “ Chúng ăn không chừa thứ gì” như chúng tự nhận. Chúng trở thành “cả một bầy sâu” chuyên đục khoét tàn phá đất nước đến tàn tạ. Chúng đói đến nỗi phải cắn cổ nhau để hút những giọt máu đen đúa, tanh tưởi của nhau. Chúng tàn ác và hèn hạ đến đỉnh điểm vào những năm đầu thế kỉ 21… Bất kể là đồng loại hay đồng chí. Những người từng nhịn ăn, nhịn mặc để nuôi giấu chúng thời kháng chiến. Từng cống hiến cả phần xương máu quý giá cho cuộc đón rước chúng vào thành phố. Chúng cũng cướp hết không tha. Rồi ngay cả những người mang cái tên “đồng chí” có tới 40 năm, 50 năm, 60 năm tuổi… "bò", vẫn cứ bị chúng đánh… gẫy cả đùi vì không chịu để chúng… hút máu. Ngày tận thế của lũ ác quỷ đã gần kề. Đàn bò đang rã đám và kẻ khôn đang tìm đường trốn chạy…

Vậy là chúng quay sang chúng… ước mơ. Những thành phố hiện đại, tráng lệ đẹp như mơ, mà thực ra đã được xây dựng từ trước khi chúng tràn vào thành phố. Những nền văn minh, tiến bộ biến những ước mơ đẹp lung linh, vĩ đại của nhân loại thành hiện thực. Có người thắc mắc: Tại sao đến tận bây giờ lũ bò móng đỏ mới biết mơ. Người kia lại bảo: Trước kia rừng vàng biển bạc. Tài nguyên thiên nhiên thừa mứa ra đấy. Còn bận đi cướp, đi vơ vét cho sạch sành sanh đặng mang về nhà… Làm gì có thời gian mà mơ. Còn bi giờ mới mơ… thì mày biết đấy. Rảnh quá mới mơ chứ!?

Một thằng hỏi: Bò…!. Sao cái cổ mày nó cứ… ẹo ẹo thế kia.

Là tại tao bị tật bẩm sinh nên… ẹo.

Ừa, thảo nào chúng nó cứ gọi mày là “niểng” mà tao đéo hiểu.

"Niểng" là từ có nguồn gốc ở quê tao.

Sao mày lại ước mơ “hòn ngọc viến đông” trở thành Sinh, mà không mơ ngược lại. Bởi “hòn ngọc viến đông” nó có từ trước khi thằng Sing nó xây dựng cái mà mày giờ mới ước mơ. Mày cũng thừa biết đi đục mấy cái vỉa hè thò ra thụt vào kia thì làm sao “bò móng đỏ” tiến hóa thành người văn minh, tiến bộ cho được?

Bởi dzậy. Thế mới là ước mơ… Là mơ thôi mà. Mày hiểu không?

Sao mày lại mơ cái Thủ đô ngàn năm ôn… Ý lộn là… “dăng giậc” gì đó, thành Ba-Di… hào hoa tráng lệ của nước Pháp và thế giới?

Đó là tao đang mơ. Tao hỏi mày. Thế có ai mơ xuống địa ngục không?

Ùa… tao công nhận. Chỉ có điên mới mơ xuống địa ngục thôi. Nhưng tao thấy hình như cái đầu của mày nó không được bình thường. Mày mơ thành Ba-Di. Thế thì trước hết mày phải lôi cổ, mày đánh cho tuốt xác mấy thằng ngày xưa đánh đuổi bọn Pháp về nước ý. Cứ để bọn Pháp cai trị thì bây giờ đâu chỉ mỗi cái thủ đô to vật vã của chúng mày, mà cả đất nước này đã thành Ba-Di hết rồi. Bọn chúng chính là tội phạm, dẫn đến giấc mơ vĩ đại của mày đấy.

Ừa… thì tao có quyền mơ, tao cứ mơ. Chứ bọn đó… trời đánh thánh vật chúng chết hết rồi. Nhưng tao hy vọng rằng “Bình minh đang sắp đến” kia…!

Ừ… Vậy là gần trăm năm qua đất nước này sống trong tăm tối. Nay sắp được đón bình minh rồi đây. Giờ tao mới hiểu vì sao bây giờ bỗng dưng thấy chúng mày hay mơ. Nè… về bảo nhau cả lũ “bò móng đỏ” chúng mày cùng “mơ” đi nhé.


Tưởng chỉ là đùa đùa. Hóa ra là thật mẹ nó rồi. Hơ hơ…!

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Số 463-2017 - Truyện ngắn - Cũng... thường thôi.

CŨNG… THƯỜNG THÔI?

Thằng Hành ới ơi!… Tiếng người đàn bà lanh lảnh, nhọn hoắt như khoan xoáy vào màng nhĩ. Thằng Hành đang say sưa chơi bài bỗng giật mình, vùng đứng dậy. Thôi chết, mẹ tao gọi. Chơi tiếp đi, định nổ hả…? Mẹ tao gọi, mai chơi tiếp…. Thằng Hành ném mấy quân bài xuống đất, vùng chạy như bay như biến làm cả bọn chưng hửng… Thằng Bí quăng tập bài theo chửi thề: Đ… mẹ, thằng này không có cha mà khôn thế. Đang máu… Thôi nghỉ.

Thằng Bí lớn nhất lũ trẻ con trong ngõ. Tay cờ bạc của nó chẳng hơn gì mấy đứa khác. Nhưng vì nó lớn hơn một tuổi. Lại không phải đi học ở trường. Cả ngày chẳng phải làm gì. Chỉ lêu lổng hết đá bóng lại trèo me trèo sấu. Các vụ quậy phá xảy ra trong ngõ, nó luôn là thằng đầu têu. Này chúng mày… Nó ngoắc tay. Cả bọn xúm lại. Tao có “quả” này hay lắm. Chuyện gì…  chuyện gì…? Chơi thằng Hành một vố. Thằng ấy tên Hành. Từ giờ kêu tên nó là “Củ hành” nghe chưa? Cả lũ hùa theo: Được đấy, được đấy… Thằng Thó chẩu môi. Đéo hay! Cả bọn nhâu nhâu: Mày có gì hay thì nói ra đi, úp mở cái đéo gì. Thằng Thó con lão Thò, nhà cuối ngõ, nghèo như mõ. Bố nghề xe ôm, mẹ bán hàng cơm ngoài chợ… Tên là “Thó” nhưng nó không “thó cáy” (ăn cắp), lành một cục, học cao nhất bọn: Lớp 9. Đợi cả bọn bớt ồn ào, nó mới bảo: Phải gọi tên nó là thằng “Ngọc hành”. Cả bọn chưng hửng. Ngọc Hành là cái chó gì? Tao thấy đéo hay. Chờ một lúc, thằng Thó mới e hèm, lên giọng giảng giải: Ngọc Hành có nghĩa là cái “chim” đó. Chim tụi mày nhỏ xíu, mỏ khoằm… chưa được gọi là chim. Phải thẳng tưng, hùng dũng như anh cả Tèo, chồng chị Tẻo ấy. Phải có lông có cánh đàng hoàng mới gọi là chim. Thằng Hô lúc này mới nhẩn nha: Cũng thường thôi…! Cả bọn gườm gườm nhìn nó: “Cũng thường thôi” là cái đéo gì chứ. Mày nói đi… Cũng thường thôi. Tên ấy chưa hay lắm. Nhưng tao chưa nghĩ ra cái gì hay hơn. Thôi thì cứ theo nó, gọi là thằng “Ngọc Hành” vậy…

Cả bọn tung hô thằng Bí ầm ĩ. Cung kêng nó chạy quanh sân nhà văn hoá xóm. Vừa chạy vừa hô vang: Hoan hô, hoan hô! Thằng tổng thống Bí muôn năm. muôn năm… muôn… ý địt mẹ… năm, Hự…? (có thằng ngã xoài)

Chiều chầm chậm đổ xuống con ngõ nhỏ hun hút, tối mờ. Lũ nhóc đứa nào về nhà đứa ấy. Tiếng người rộn lên sau một ngày vất vả kiếm sống. Con ngõ chỉ thật sự sống lại vào chập tối hàng ngày như thế. Lũ nhóc cả ngày quậy ồn ã. Giờ thì im thin thít. Chỉ nghe tiếng mẹ chúng la mắng tội mải chơi quên việc nhà. Trời tối hẳn. Mọi nhà đã sáng đèn. Bữa cơm đã xong mà mẹ con thằng Hành vẫn còn lục đục. Cô Thơ, mẹ thằng Hành đi bán hàng cả ngày ngoài chợ. Nó mải chơi chẳng chịu nấu cơm. Học về từ lúc 5 giờ chiều. Mải vui cùng lũ bạn, nó quên béng chuyện đó. Nghe mẹ la mắng mãi, chừng cu cậu tức khí: Mẹ thôi chửi đi nhá.

Ái chà chà! Hồi này mày oai rồi. Hừ… Sao mày bắt tao thôi. Mày là con tao. Hư thì tao dạy. Động gì đến thằng nào con nào? Tiếng thằng Hành: Trẻ con bây giờ là “chủ nhân tương lai của đất nước” đấy. Thấy TV nó bảo thế. Mẹ chửi con là chửi “chủ nhân của đất nước” đấy nhá.

Ôi trời đất ơi, làng nước ơi. Con tôi nó làm “ông chủ nhân” từ hồi nào vậy kìa. Thế ông chủ nhân tương lai kia có ăn không thì bảo. Chủ nhân thì phải giàu có. Phải nhà lầu xe hơi, kẻ hầu người hạ. Phải quần là áo lượt, tóc chải gôm bóng lộn. Mặt phải trơ, trán phải bóng. Ruồi đậu trượt chân ngã gãy răng… Nhìn ông con tôi kìa… Cô Thơ hạ giọng trì chiết: Phải làm mới có cái mà bỏ vào mồm con ạ. Nhắc cho mày nhớ nha: “Com lê ca vát cổ cồn. Không làm thì lấy máu lồn mà ăn”. Đã rõ chưa hả “ông chủ nhân”? Cái ngữ như “ông” chỉ đáng mặt làm chủ nhân cái… đồ chó chết thôi. Cô Thơ một lần nữa hạ giọng, giờ chỉ như tự nói với mình: Mẹ nó, tiếc công mang nặng đẻ đau, giờ mới hay nó còn giàu chí tưởng bở hơn cả mình…?


Thằng Hô nãy giờ đứng thập thò ngoài ngõ. Nó lầm lũi quay đi, mồm lẩm bẩm: Cũng… thường thôi???