Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Số 428-2016- HÀI KỊCH ĐÃ... HẠ MÀN.

CHUYỆN TRIỀU ĐÌNH

Lão là một tên già vô học. Nên không dám nhận mình là trí thức. Nhưng trong khi mấy ngày qua, ngoài trời rét chết trâu mà trong hội trường thì vưỡn nóng hôi hổi. Dù Lão đã "vui thú điền viên" mà vẫn cứ thấy hơi bị... nóng. Số là “cuộc chiến triều đình” đang đến hồi quyết liệt. Kết quả cuối cùng vừa được “thông báo chính thức”: Tể tướng đã “bó giáo quy hàng"... trong danh dự. Bỏ mặc tướng sỹ ngoài trận tiền đang bị vây hãm khôn cùng, có nguy cơ tan rã hàng mảng… Mặc dù trong hội trường, cũng có ít nhất hơn 50% các quan triều đình cố “đút vào”… lại. Nhưng đến phút chót thì đành… “chấp nhận cho rút ra”!?. Còn nhớ mới cách nay vài tháng. Tể tướng đã thâu tóm đến 70% lực lượng trong tay, khi đánh chết tướng Phùng Trư phe địch. (Theo đánh giá của một số sân sau nhằm nâng bi cho ngài ý). Nếu điều đó là “có cơ sở” thì có nghĩa là có ít nhất tới hơn 20% tướng sỹ dưới tay Tể tướng tới phút chót đã… trở cờ (còn gọi là phản chủ). Tể tướng vốn là kẻ gian hùng số một xưa nay, nên cũng cảm nhận được sự phản bội này. Và ngài càng hiểu thế của ngài đã tận. Việc ngài “bó giáo quy hàng” là quyết định khôn ngoan. Nhưng xét về lịch sử của triều đình thì đây là sự kiện sẽ mang mầm mống đại họa khó lường… Hãy chờ xem, phe Triều đình sẽ trả thù những trò bẩn thỉu gian manh của Tể tướng và “nhóm lợi ích” của ngài ra sao?

Trong những ngày nóng bỏng của “ĐH XII” tính theo nhiệt độ trong hội trường thì kết quả đã khá rõ ràng. Phe Triều đình đã thắng. Bây giờ chỉ còn một việc duy nhất là “Ổn định triều chính. Chia ghế phe nhà. Truy diệt đối lập…” nữa mà thôi. Việc Tể tướng “xếp giáo quy hàng” dù là trong danh dự cũng cho thấy một điều hiển nhiên là đám tàn quân của Tể tướng đã hỗn loạn và sẽ bị phía Triều đình truy diệt như đã từng truy diệt “bên thua cuộc” trong lịch sử cận đại. Lão tin chắc rằng việc đó sẽ đến. Chỉ có điều ở thời hiện đại. Người ta chơi... bẩn kiểu gì thôi. Và sẽ có một cuộc tháo chạy hoặc đầu hàng vĩ đại sắp xảy ra.

Nói vậy thì có nhiều đồng chí đâm… lo. Không biết số phận mình ra sao. Khi trong lúc “nóng hôi hổi” này, liệu mình có sơ ý hoặc do quá nhiệt tình… mà để lộ chân tướng là “cùng phe” với ngài ấy không?. Cứ chờ xem. “Chính trị luôn bẩn thỉu và vô cùng tàn khốc…!”

Lạy Giời lạy Phật mong được sự tốt lành. Chớ để xảy ra cảnh “trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết” như hồi CCRD, cải tạo công thương miền Bắc, miền Nam, Phong trào kinh tế mới. Rồi “nhân văn giai phẩm”. Cuộc chiến chống xét lại. Trả thù đối với cán binh “bên thua cuộc”, và những cuộc "thanh trừng nội bộ" lừng danh lịch sử xứ Vịt thời cận đại đang bị che giấu, tuyên truyền định hướng, xuyên tạc nhằm phi tang tội ác… như đã xảy ra xưa nay. Chỉ có điều, hy vọng về một cuộc “thay đổi chắc không thể xảy ra”. Tể tướng dù có đắc cử hay chịu quy hàng đi chăng nữa. Thì cơ ngơi của ngài để lại cho Triều đình là một đất nước tan hoang tàn tã bởi tham nhũng, phá hoại. Tài nguyên, đất đai bị vơ vét cướp đoạt tới cạn kiệt. Dẫn đến đội ngũ "dân oan" ngày càng đông đảo. Là lực lượng khiến Triều đình phải dùng đến 5.500 quân, với trang bị tận răng vô cùng hiện đại để bảo vệ "hội trường". Một nền kinh tế lệ thuộc hoàn toàn vào TQ. Lãnh thổ bị gặm nhấm hàng ngày hàng giờ đến hao mòn. Biển đảo quê hương bị mất vào tay giặc mà không có khả năng lấy lại…

Điều đau đớn cuối cùng là dân tộc ta vẫn còn phải chịu đựng cảnh bị tước đoạt “Quyền làm người”. Bao gồm cả quyền Hiến định và Pháp định, quyền chính trị… như hiện nay, chưa biết đến bao giờ?”. Cơ hội vào “bãi gửi xe TPP” đã mất đi  quá nửa, mặc dù đã mua được vé vào cửa!


Đau xót thay cho thế hệ chúng tôi và cả con cháu chúng tôi. Ô hô hô… Ai… ai tai…!?


Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Số 427-2016: LÝ SỰ... VỤN

Vậy là người ta chặn đến từng bài viết. Thế mới biết đội ngũ DLV đắc lực thật...!

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Số 426-2016 - CON KHƯỚU NHÀ ÔNG TRẦN (tiếp và hết)

CON KHƯỚU NHÀ ÔNG TRẦN… (tiếp và hết)


Từ ngày bị bệnh. Ông Trần chăm con khướu càng kĩ hơn. Ông dạy nó biết hót trầm bổng. Biết hót theo nhịp ông huýt sáo miệng. Đến một ngày, khi ông ở viện về. Nó hót lên những tiếng trong trẻo đón chào ông. Ông thấy người khoẻ hẳn ra. Bệnh tật như tan biến… Con khướu hót suốt ngày. Hót cả khi ông ở bên nó lẫn lúc không có ông ở bên. Cả căn nhà như bừng sáng, như nồng nàn hơi ấm của sự sống, xốn xang niềm hân hoan yêu đời… Tiếng hót của con khướu vang vọng, trong trẻo đến lạ. Tiếng hót khuấy động bầu không khí u ám của bệnh tật vây quanh, xua nó tan biến vào cõi nào đó xa xăm… Phía nhà bên, thấy cô Huyền mấy bận lớn tiếng gắt gỏng. Nghe loáng thoáng câu được câu chăng. "Chời ơi... chời... Nhức đầu quá…". Ông Trần thì vui lắm. Ông hay mỉm cười mỗi khi ở bên nó. Ông thấy trong lòng thư thái, sức lực như dần tìm lại trong thân thể ông. Chỉ mái tóc bạc thì mỗi ngày một thưa đi. Gần đây nó rụng nhiều đến trơ cả da đầu rồi…?

Buổi sáng, ông Trần đổ thêm nước vào cái ông nhựa chuyên để chứa nước cho con khướu hàng ngày. Ông đút cho nó ăn những miếng thịt tươi. Con khướu dường như mỗi ngày càng béo ra, lông mượt như nhung. Tiếng hót cũng ngày càng trong trẻo, thánh thót. Âm lực càng đầy đặn xung sức. Ông muốn nó bớt hót, muốn nó nghỉ ngơi dưỡng sức để còn hót được nhiều, được bền. Bởi ông hiểu, không có cái gì tồn tại mãi mãi. Muốn bền thì phải bồi đắp bổ xung, phải chăm chút bảo dưỡng mới có được. Đối với con người cũng vậy. Phải tu dưỡng, phải học tập từng ngày từng giờ để tiếp thu cái mới, cái đẹp, cái văn minh của nhân loại. Phải liên tục bổ xung kiến thức thì mới tồn tại, mới phát triển được chứ… Nhưng con khướu dường như không hiểu được ý ông. Hàng ngày nó vẫn hót, hót suốt ngày. Hót như chưa bao giờ được hót.

Đêm qua trời đổi gió. Rét Nàng Bân đây mà. Cái cô con gái ông trời này thật là ích kỉ, hư đốn… Chỉ vì muốn làm vui lòng thằng chồng nó mà bắt cả thế gian bị… rét lây. Ông Trần thấy trong ngực như bị bóp nghẹt, rất khó thở. Ông nằm lịm trong phòng không ngóc cổ lên được. Ông mệt lắm. Tưởng như sắp đứt hơi đến nơi rồi. Bà Trần ngồi bên giường bón cho ông từng thìa cháo nhỏ. Ông cố nuốt. Mỗi khi phải cố, mặt ông nhăm nhúm lại, tái đi, trán vã mồ hôi. Ông gượng hỏi bà Trần, giọng thều thào: Con.. khư… ướu… nó… đâu... Khô… ông… th… ấy… nó  … ho…ót …?. Bà Trần dỗ dành: Ông cố ăn thêm mấy thìa nữa đi. Mới có sức để mai tôi còn đưa ông đi viện… Ông Trần quay người úp mặt vào tường không nói gì nữa. Bà Trần sắp chén đĩa mang ra chậu rửa. Bà lầu bầu: Già rồi còn hay giỗi như trẻ con ý…

Sáng hôm sau, ông Trần dậy sớm. Ông lật đật lần ra ban công. Xác con khướu nằm xoài như miếng giẻ rách trên mảnh nhựa cứng đáy lồng. Lông nó rã rượi khô khốc. Ông mở cửa lồng đưa tay cầm xác con khướu lôi ra. Một mùi khen khét xộc vào mũi ông. Ngay cổ sát ngực con khướu, một vết cháy xém thẫm đen. Xác con khướu đã cứng lại, lạnh ngắt từ bao giờ. Đám lông cánh bay lật phất phơ trong gió sớm... Bỏ xác con khướu trở lại cái lồng của nó. Ông Trần lần theo tường, loạng choạng quay lại phòng nghỉ. Ông giật mình đứng sững lại. Phía sau lưng ông, bỗng con vẹt nhà bên cất tiếng khàn khàn ngọng nghịu:  Chết òi… chết òi… Hông bết! Hông bết…

Đổ cái xác xuống đệm, ông Trần mệt mỏi thiếp đi… Trong giấc mơ, ông thấy con khướu của ông đang nhảy nhót xung quanh ông. Nó đang hót lên những tiếng thánh thót trong trẻo. Ông bất giác chu miệng huýt sáo. Con khướu cất tiếng hót trong vắt, cao vút hoà cùng tiếng sáo miệng trầm trầm quen thuộc của ông…

Chị Trần cả đêm chăm sóc anh nên ngủ quên, sáng ra mới tỉnh dậy. Chị chợt nhớ anh Trần đêm qua rất mệt… Chị choáng choàng khi thấy anh đang cố với tay về phía chi. Chị bật khóc: Hu hu hu… Ới anh ơi… Sao anh lại đến nỗi này chứ?

Ông Trần cố ưỡn người thở dồn dập. Mặt ông tái xanh hào hển. Ông đưa cánh tay gầy guộc với về phía chị thều thào: Em có nghe thấy không. Con khướu nhà mình nó đang hót đấy. Tiếng hót của nó vẫn tròn, đầy, xung mãn... Thế mà nó bị bọn man rợ dùng súng điện của Trung Quốc giết chết… Anh chết là do căn bệnh quái gở, cũng là từ bên Trung Quốc bao năm đầu độc cả dân tộc ta. Bọn nào đã mở cửa để cho chúng tuồn hàng hóa độc hại sang ta vậy chứ?.… Nói đến đây. Ông Trần chợt thở hổn hển. Anh xin lỗi em. Mấy năm qua em chăm sóc yêu thương một thằng bần nông chân đất mắt toét như anh. Nhớ ngày đó, anh là lính, nhưng may mắn anh không phải ra trận. Bao năm theo đảng, anh được hưởng thụ rất nhiều… Về quê. Anh thật thất vọng bởi cái lý tưởng mà anh noi theo nó rực rỡ thế nào khi nhìn con vợ bần nông xấu xí bẩn thỉu, vừa ngu vừa đần… Nên anh đã tìm đến em. Bố em lúc đó làm quan chức trên tỉnh, nên anh nghĩ nếu lấy em, anh có cơ hội đổi đời… Nhưng anh đã lầm rồi. Chế độ này đã đi đến điểm cuối cùng của nó… Anh cố đưa tay nắm bàn tay của chị thều thào: Em à… Em à… Có một điều mà bao năm này anh không thể nói với em. Anh là một kẻ khốn nạn. Anh đã từng phụ bạc người vợ đầu tiên của anh. Anh đã từng đuổi con gái riêng của anh ra khỏi nhà. Dù cho đó là ý của em…  Lúc gần đất xa trời như bây giờ anh mới thấy mình thật là quá đê tiện xấu xa. Anh cứ nghĩ đảng là tất cả. Theo đảng thì anh sẽ trở thành đinh cao trí tuệ. Bởi thế anh toàn tâm toàn ý phụng sự cho đảng. Nhưng anh đã sai rồi. Đảng dù có luôn mồm tự nhận mình vĩ đại đến đâu, thì đảng cũng chỉ là một “phạm trù lịch sử” thôi…!?

Chị Trần bỗng thổn thức. Ới anh ơi. Em lấy anh mấy chục năm cũng vì anh với em cùng là đồng chí của nhau. Sao bây giờ anh nỡ…  Chị nắm bờ vai của anh lay mạnh… Em nhớ, em nhớ mà.... Nhưng thân xác của anh đã cứng lạnh từ bao giờ rồi…

Chị Trần thẫn thời nhìn ra khung cửa sổ… Ừ… thì ra bây giờ mình mới biết là ở đất nước ta cũng có mùa xuân. Mùa xuân đã về thật rồi sao… Thế mà bao năm nay mình chỉ biết có đảng, chẳng biết có mùa xuân bao giờ…!


Một cơn gió lạnh vừa vuốt qua. Những cánh lá khô theo gió cuộn tung la đà chao liệng rồi rơi nhẹ trên mặt hè đường bê tông. Mùa thu cách mạng chỉ đem đến lá khô và sự chết chóc. Một mùa xuân mới vừa đến. Cái rét nàng Bân đang trở lại. Trời se lạnh. Phố xá cũng thưa người… Từ lâu lắm, hai căn nhà đó vẫn dính liền nhau như một sự thật lịch sử. Vẫn đang nương tựa lẫn nhau như cố tình tồn tại, giống như lời tiên tri từ tiền kiếp…??? 


Số 425-2016 - Tryện ngắn CON KHƯỚU NHÀ ÔNG TRẦN

CON KHƯỚU NHÀ ÔNG TRẦN…

 Truyện Lão Đồ viết cách nay đã mầy năm. Có thể lời lẽ chưa được hiện đại lắm. Nhưng nay treo lên để đãi bè bạn của Lão. Biết đâu có bạn nào lại thích...!?



Mấy ngày rồi, thời tiết thay đổi. Không khí nặng trịch, đầy hơi nước. Ông Trần thở ì ạch vẻ mệt nhọc. Bà Trần ướm hỏi mấy lần, ông mới bảo. Ông thấy tưng tức ở trong ngực, khó thở lắm. Có nhiều lúc cứ phải dướn lên mới thở nổi. Bà Trần bảo: Có khi tại thời tiết nó thay đổi, độ ẩm cao nên ông thấy khó chịu trong người phải không?

Không biết. Ông Trần buông thõng. Ông lần vào giường nằm. Bước chân thậm thệch. Bà Trần chẳng nói gì thêm, lặng lẽ đi ra cổng. Bà đi mua hai chiếc bánh mì nóng gói vội trong mảnh giấy báo cũ. Quanh đi quẩn lại bữa sáng của ông bà hết bánh mì lại đến bánh cuốn, chứ còn biết ăn gì. Bà Trần vốn là người chỉn chu. Việc chi tiêu nề nếp thành quen từ hồi còn công tác. Đồng lương eo hẹp nên cái nết căn cơ nó vẫn đeo đẳng cho đến bây giờ. Mà tiền đâu để tiêu sài thoải mái, ăn uống phí phạn?. Ông bà Trần về hưu đã gần hai chục năm rồi. Dăm ba triệu đồng lương hưu, phải chỉn chu lắm mới khỏi lâm váo cảnh giật gấu vá vai.

Ngày trước, học xong trung học y tế. Bà Trần vốn là con gái của quan chức trong tỉnh, nên chị được nhận công tác tại bệnh viện tỉnh nhà. Thời chiến tranh phá hoại, bệnh viện sơ tán. Trong một lần gặp sự cố bất cẩn. Khi đang đốt cồn vô trùng bơm tiêm. Chị Trần làm đổ cả chai cồn. Cồn bắn tung téo khắp mặt đất. Đêm tối đen. Ngọn đèn dầu leo lét không đủ sáng căn phòng. Chị lóng ngóng làm đổ cả đĩa cồn đang cháy trên bàn. Lửa bùng lên cháy xém cả mặt, cả người. Chị bị bỏng nặng phải đưa đi cấp cứu tại Viện bỏng trung ương. Chị mang tật ở chân đến tận bây giờ. Sau lần tai nạn nghề nghiệp đó. Chị được cấp trên quan tâm chuyển lên sở y tế, làm công tác công đoàn. Mãi đến gần 40 tuổi chị mới lấy anh Trần qua một sự mai mối giới thiệu. Anh là đại uý quân đội về nghỉ hưu. Đã có vợ ở quê, có một đứa con gái làm công nhân đường sắt đã lập gia đình riêng. Anh theo chị về ở thành phố. Hai người có với nhau một đứa con trai. Nó là đứa tài giỏi. Hiện là “cái máy in tiền” của gia đình chị. Chị Trần lúc về hưu đã làm đến chức chủ tịch công đoàn ngành y tế của tỉnh. Một chức vụ theo chị khoe là ngang hàng với giám đốc sở. Tiếng nói của chị rất có trọng lượng. Chị có tiếng là người năng nổ, miệng nói chân bước. Tiếng nói đi trước, người thủng thẳng đến sau... Hễ có chị ở đâu thì y như là ở đó trở nên ồn ào nhộn nhịp. Chị kể. Đã có lần chị ra tay bênh vực quyền lợi cho một cô gái trẻ rất xinh. Cô này làm y tá kĩ thuật ở bệnh viện. Cô ta tự ý bỏ việc đi chơi với bồ mấy ngày chẳng báo cáo gì cả. Cô gái đến tận nhà tập thể của chị cầu cứu, xin xỏ. Chị nhận lời giúp đỡ. Cô đồng nghiệp của chị thoát khỏi án kỉ luật. Cảm cái ơn đó, cô ta nhận chị làm mẹ nuôi. Nhưng vốn tính hoang tàng, sống tự do quen thân. Cô ta liên tiếp vi phạm kỉ luật. Mãi mấy năm sau, cô chuyển công tác sang tỉnh bạn. Chị về nghỉ hưu. Cô ta mới chính thức bị buộc thôi việc.

Từ năm ngoái, ông Trần nuôi một con khướu trong chiếc lồng bằng tre, treo trên ban công. Nơi có mấy chậu cây cảnh. Cái lồng con khướu treo sát tấm lưới sắt ngăn cách với ban công nhà cô chú Kha. Chú ấy công tác bên uỷ ban tỉnh nên đi vắng tối ngày, ít khi nhìn thấy mặt. Quan chức đầu tỉnh có khác. Lo cho hàng triệu dân một tỉnh nghèo như tỉnh của ông chắc là vất vả lắm. Chú Kha dáng cao lớn. Bước chân sải dài, đĩnh đạc. Khuôn mặt chữ điền, má đầy trông rất đẹp tướng. Vợ chồng chú vốn là dân vùng đồng chiêm trũng cuối tỉnh. Ngày còn ở nhà bố mẹ. Cô Huyền, vợ chú tên Nguyễn Thị Tèo. Người gầy tong teo. Giọng nói the thé, chua như tiếng mèo động cỡn hàng đêm. Khi chú Kha làm đến chức quan lớn đầu tỉnh, thì cô Tèo cậy cục đổi tên thành Nguyễn Thu Thuỷ Huyền. Cái tên mà đọc nhanh có khi trẹo cả hàm. Tuy đã gần 40 rồi nhưng cô Huyền chăm đi sửa sang sắc đẹp, lại biết ăn diện, nên vẫn còn xinh chán… Cô chú Kha được 2 đứa con. Một trai một gái. Thằng lớn đang học đại học ở Hà Nội. Vừa hết năm thứ 2 thì bỗng dưng lăn đùng ra chết. Đám bạn của nó thì bảo thằng ấy chết vì sốc thuốc. Cô Huyền thì khăng khăng: Chỉ được cái láo thôi. Ló bị cảm, chứ có sốc siếc gì đâu…? Đứa con gái giờ đã đi lấy chồng, có nhà riêng to vật vã ngay mặt phố chính. Thằng chồng nó ngày mới lên tỉnh xin vào làm chân bảo vệ cho cơ quan thuế. Con bé nhà cô Huyền cũng làm nhân viên hành chính ở đấy. Thằng ấy học lớp 3 trường làng. Dốt quá nên bỏ học. Được cái nó cực kì ngoan ngoãn. Bản thân lại có tính cần cù, chịu thương chịu khó. Quanh năm “cắp cặp theo hầu” bố vợ rất cần mẫn tận tuỵ. Nhờ bố vợ chỉ dắt. Nay đã làm đến phó chủ tịch thành phố rồi đấy… Cô Huyền bật cười khanh khách. Bà Trần tủm tỉm phụ hoạ. Mà này, bên nhà cô có con Vẹt nuôi lâu rồi mà không thấy nó nói được nhể… Xời, Cô Huyền xua tay. Cái giống ngu thế, sao mà biết “lói”. 


Bà Trần tiếp: Nghe thấy người ta bảo phải dạy nó mới nói được. Mà cũng phải có người biết dạy nó cơ… Nghe bảo còn phải lột lưỡi, rồi cho soi gương, dạy thật lâu mới nói được cơ đấy…

Gần trưa, cô Huyền mới đi ăn sáng về đến cổng. Thấy bà Trần lúi húi quét lá rụng trước cửa, mới kéo vào kể chuyện. Cô bảo: Em mải cúng bái xin lộc trong đền. Mãi tối mới xong. La cà với mấy đứa bạn cùng đi… Về đến nhà cũng đến 12 giờ đêm hôm qua. Lăm lay xin được lộc lớn ở đền Bà Chúa Kho, thích lắm bác ạ. Vả lại nhà em tuổi Quí Tỵ “con rắn vàng”. Lăm lay chắc lên tới cấp trung ương ấy chứ. Có gói bánh gọi là lộc lá, biếu bác ăn lấy thảo. Lộc đền bà Chúa đó bác. Thiêng lắm đấy… 


Bà Trần xua tay: Thôi thôi, cô để mà ăn. Vả lại vợ chồng tôi già rồi. Bệnh tật đầy người, nên kiêng của ngọt.

Gớm, bác cứ làm khách. Em rất nhớ lời nhà em dặn: Hai bác là bậc tiền bối cách mạng. Lớp người có nhiều công với đất nước. Chúng em phải có trách nhiệm quan tâm…

Bà Trần tò mò: Thế cô đi đêm về hôm thế không sợ gì sao? Thấy báo chí ngày nào cũng đưa tin cướp của, giết người khắp nơi, hết vụ lớn rồi đến vụ nhỏ. Ngày nào cũng có người bị giết chết. Chúng có cả đao, kiếm, cả súng nữa đấy. Nguy hiểm lắm, cô phải cẩn thận kẻo…

Xì. Bác ơi, bác “lo bò trắng răng” rồi. Em đi ô tô. Thằng lái xe kiêm luôn vệ sĩ, lo gì? Nhưng chúng nó đông và dữ dằn thế. Mình nó đỡ sao nổi. Em còn có cái lày… Cô Huyền kéo cái túi sách lại gần, lôi ra một vật gì hình dáng vuông vuông, dèn dẹt, dài dài màu đen nhánh. Nhác trông như một chiếc điện thoại di động cỡ lớn. Cô Huyền giơ lên khoe: Ló đây lày. Chỉ cần lắm vào chỗ lày. Chĩa ra… bấm một cái thì đến cả con trâu cũng đổ ấy chứ. Nhác thấy có một con chuột nhỏ vừa chui qua khe cửa sổ. Bác có thấy con chuột kia không. 

Ờ nhỉ. Tôi nhìn thấy nó vừa từ ngoài cửa sổ leo vào đấy. 

Bác coi đây… Cô Huyền giơ cái vật bí hiểm ấy lên. Nhắm về phía con chuột lúc đó đang dứng im mắt ngó nghiêng nhìn nháo nhác. Cô nhẹ nhàng bấm một cái. Bà Trần chỉ nghe tiếng nổ lép bép… Con chuột nảy lên một cái rồi nằm im. Phía lưng nó cháy xém khét kẹt… 

Không bỏ nó đi, để thế nó thối ra đấy cô ạ. 

Để tí bà người làm đi chợ về. Bảo bà ấy vứt đi… Có cái lày thì chẳng đứa lào dám xàm xỡ đâu bác ạ. 

Ờ nhể. Bà Trần tròn mắt thán phục. Mà cô lấy đâu ra thứ này vậy. Trông nhỏ nhỏ vậy mà ghê gớm quá nhỉ. 

Hàng Tầu đó bác. Thằng Tầu ló quá giỏi đi. Cái gì thế giới có là chỉ ít lâu sau ló cũng có. Hàng độc hơn, mà lại còn cực rẻ lữa chứ. Thánh thật…???

Ông Trần về hưu đã lâu, chẳng có việc gì làm, nên cả ngày chỉ quanh quẩn chăm đám cây cảnh. Con khướu ông nuôi từ năm ngoái, nhưng nó ít khi hót. Ông tỉ mỉ huấn luyện nó. Lâu nay, cả ngày nó chỉ hót một vài lần… Từ ngày bị bệnh. Ông càng để tâm săn sóc nó tỉ mỉ hơn. Mỗi sáng, bà Trần đi mua bánh mì hay bánh cuốn nóng bên phố chợ về. Ông bảo bà mua thêm miếng thịt lợn sống. Cắt nhỏ từng miếng thịt đút cho nó ăn. Ông huýt sáo miệng thật nhiều. Gần như cả ngày ông quanh quẩn bên nó. Ông lo nước cho nó tắm những ngày nắng ấm. Lo thức ăn đầy đủ. Ngày còn khoẻ. Ông trần làm cái vợt đi bắt châu chấu cào cào về cho nó bồi dưỡng… Dần dà con khướu quen hơi ông. Nó bạo dạn hơn và bắt đầu hót. Tiếng hót của nó trong dần lên, gọn hơn, vang hơn và hót nhiều lên hẳn…

Ông Trần bị bệnh thế mà đâm ra nặng. Đi khám mấy bệnh viện lớn mới phát hiện ông bị ung thư phổi. Bệnh đã sang đến giai đoạn 2. Buộc phải điều trị. Cứ mươi ngày lại thấy bà Trần đưa ông ra viện Hà Nội. Bảo phải truyền “hoá chất” gì đó.  Hai ông bà đi đi về về đã mấy lần rồi.


(còn nữa)

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Số 424 -2015- Truyện ngắn BÓNG MA (tiếp và hết

BÓNG MA   (tiếp)


Cơn đau có phần dịu lại. Hắn chằn mình vào giấc ngủ đầy mộng mị. Vợ hắn đấy. Người đàn bà hắn yêu, mối tình đầu và duy nhất. Với hắn, nàng đẹp nhất, một vẻ đẹp yên tĩnh và yếu đuối. Hắn muốn chìa cánh vai ấm cho nàng nương tựa trong suốt cuộc đời. Hắn yêu nàng xi mê, yêu độc quyền và ích kỷ. Bữa ăn hắn cũng nhớ nàng. Mỗi khi ngủ hắn giấu hình nàng dưới gối để được mơ thấy nàng. Đêm tân hôn, khi mọi ồn ã đã lắng xuống. Chỉ còn hắn với nàng. Đêm khởi đầu một thời hạnh phúc. Hắn và nàng trao trọn cho nhau tất cả tâm hồn và thể xác. Hai thân thể nóng bỏng, run rẩy vụng về bước vào cõi ân ái. Bỗng “Cái Bóng” xuất hiện. Bàn tay hung bạo giằng nàng ra khỏi tay hắn. Gã đẩy nàng ngã lăn ra đất. Hắn ra lệnh: “Đây là chỉ đạo của trên…”. Thế rồi cái thân hình bồng bềnh đen đúa của hắn phủ kín nàng. Lạ chưa kìa! Vợ hắn dường như bất lực. Hắn thét lên chồm về phía “Cái Bóng”. Nhưng hắn cũng như nàng, chân tay mềm nhũn xuôi xị. Thân thể hắn không sinh lực. Đôi tay hắn xoạc ra cào vào đất đến rớm máu. Hắn cố gào lên: Trời ơi…!. Sao các người lại cướp đi hạnh phúc của đời tôi. Tôi đã xin nguyện trọn đời làm phận tôi tớ cho các người rồi cơ mà.

Hắn cảm thấy yếu lắm, hình như sắp cạn hơi thì phải. Con đường phía trước vẫn tăm tối theo bước chân. Mãi tít xa kia hình như có ánh sáng. Khoảng sáng đỏ ối ma quái buốt lạnh. Hắn cố hết sức lần tới. Một cái hang lớn? Không! một nhà tù lớn có những cánh cửa bằng thép nặng nề bê bết máu. Những thanh sắt hằn dấu vết cào cấu trầy xước ngang dọc. Từng mảng máu người đỏ thẫm tanh tưởi. Hắn nghĩ hình như đây đã là tận cùng của thế giới, là địa ngục rồi chăng? Có phải hắn đã bước qua lằn giới của sự sống? Hắn thấy lạnh quá. Cái lạnh đã thấm vào tim óc làm toàn thân hắn run rẩy. Hắn nghĩ đến cái chết. Nửa đời hắn được rèn trong lò lửa chiến tranh, mấy lần cận kề cái chết, tim hắn giờ đã tê dại. Hắn nghĩ đằng nào cũng một lần chết. Hãy thanh thản mà chết, hãy can đảm chết chứ đừng run rẩy thế này, hèn lắm. Hắn ưỡn ngực hít một hơi thật dài, nuốt cái lạnh buốt giá vào bụng. Thân thể hắn lạnh hẳn rồi. Giờ đã sẵn sàng chết, chết một cách đàng hoàng lịch sự. Hắn vươn thẳng người chờ đến lượt, hăm hở liều lĩnh như ngày nào giữa làn đạn vô tình của chiến tranh. Tâm hồn hắn trở nên trong vắt, bình thản đến lạ.

Bỗng hắn giật mình nép vội vào góc tối, mồm há hốc kinh ngạc. Phía trước không xa nơi hắn đứng, lũ ma đói đang đánh “hội đồng” một gã ma béo múp. Hắn nhận ra ngay gã chính là “Cái Bóng” ngày nào cũng đi theo hắn, hành hạ hắn, cướp đoạt sự trong trắng của vợ hắn. Ngay dưới chân hắn, dấu vết vật lộn lôi kéo trượt dài vào bên trong. Có lẽ cuộc chiến bắt đầu từ ở đây, gã ma to béo bị lôi vào trong đó. Hắn cúi xuống quơ tay nhặt những mảnh áo quần vương vãi trên mặt đất. Mảnh này màu xanh áo lính, mảnh này màu nâu của nông dân. Mảnh kia xanh thẫm màu áo của công nhân. Tất cả đều cũ sờn mủn vụn lấm láp đến cả từng đường khâu. Hắn lẩn thẩn xếp xếp những mảnh vải trên tay, ánh mắt ngây dại. Bên trong cánh cửa, cuộc đánh lộn đang hồi gây cấn. Thân xác lũ ma đói tả tơi như những mảnh giẻ rách tua tướp. Những cánh tay khẳng khiu vung lên loạn xạ. Từng mảnh thịt da rách rưới phất phơ như những cánh bướm đêm. Gã ma to béo bị tung lên vật xuống, nhưng sao gã vẫn trơ trơ vậy nhỉ. Hắn ngẩn ra nghĩ ngợi: Không lẽ da nó dày đến thế sao? Không! Cho dù nó vô cảm nòi giống, vô cảm những đau khổ của loài người. Cho dù nó chỉ cần tồn tại cái chủ nghĩa của nó…!?. Dù là cái gì đi nữa, nó vẫn chỉ là con người thôi.

Những nắm đấm, những móng vuốt giai cấp cào xé cũng không hạ được gã. Hắn bỗng  nhổm người xông tới, vươn nhưng móng vuốt của sự thù hận cả đời hắn từng được dạy dỗ, từng ấp ủ chất chứa trong tim. Hắn nhào tới vươn hai bàn tay vuốt nhọn cào cấu, xé nát những mảng da đen tối của tên ác ma… Ơ kìa lạ chưa! Tại sao cái móng vuốt của thời “Kách mệnh” lại hiệu quả thế. Những mảng da vô cảm của tên đồ tể diệt chủng bỗng rách toang. Từng lớp từng lớp những mảnh vàng lá lấp lóa, những tập đô la lả tả tróc ra từ thân thể gã. Ôi nhiều quá, nhiều không kể xiết. Lũ ma đói mang tên “công-nông-binh” bỗng dừng tay, xô nhau cướp vàng cướp tiền tung toé trên mặt đất. Tiếng la vang dội, tiếng thét the thé nhọn hoắt khoan vào khoảng không gian tối tăm. Địt con mẹ… bọn bần nông man rợ. Những đồng tiền này là mồ hôi nước mắt, cả xương máu bao thế hệ chúng tao. Hãy trả lại cho chúng tao. Lũ sâu mọt, bọn cướp ngày dã man… Hắn đứng như ngây dại. Ô thì ra cái “lý tưởng vĩ đại muôn năm” cũng chỉ là như thế đây sao?

Hắn bỗng mụ đi, tai ù đặc. Không còn nhận ra những gì trước mắt. Hắn ước ao, giá bây giờ có vợ hắn ở đây. Hắn sẽ quỳ xuống nói lời xám hối sau cuối với người đàn bà hắn thương yêu vô cùng vô tận. Người đàn bà đã giành cho hắn cả cuộc đời mình. Ghé vai cùng hắn trong những ngày cơ cực đói khổ lao lung suốt quãng đời ô trọc. Hắn muốn khóc nhưng không thành tiếng. Chỉ thấy mặn mặn trên môi. Một giọt ấm nhè nhẹ bò trên má làm hắn chợt tỉnh. Không phải cảm giác chạm vào bàn tay thô ráp chai sần, nồng mùi đất của mẹ. Không phải những ngón tay mềm mại của vợ vẫn hay vuốt ve mặt hắn. Giọt ấm lăn tròn trên gò má buốt lạnh, chảy xuống cổ buồn buồn nhồn nhột. Hắn cố đưa tay vuốt nhưng đành bất lực.  Hắn nghe đâu đó xa lắm tiếng ai đang nức nở gọi. Hắn muốn trả lời, muốn hét to lên để mọi người nghe được, van xin đỡ hắn trở dậy.

Hắn tỉnh dậy bất chợt lúc ngoài cửa sổ không còn mấy con chim sẻ đang chấp chới vung đôi cánh yếu ớt bay vờn trên mấy cành lá trơ trọi kiếm tìm những con sâu cuối cùng của thiên nhiên còn sót lại. Ở xứ xở này, loài sâu bọ đã cấu kết nhau trở thành cả một bầy sâu, những nhóm lợi ích... Chúng ăn tất cả không chừa thứ gì… Hắn chép miệng: Thôi thì…!?.

Nắng bỗng nhẹ nhàng phủ kín lên thảm cỏ úa. Vài chồi non vừa mọc lên từ khô cằn của mùa thu chết. Một gã tây cao lớn, chiếc áo mở phanh ngực hở ra mảng da đỏ au, đang chăn mấy con thỏ bằng một chiếc gậy dài. Gã luôn môm chửi rủa bằng thứ tiếng lơ lớ. Hình như là hai từ “Đồ khốn”. Gã tây liên tục vung cây gậy dài: “Tao đã chìa cho chúng mày củ cà rốt. Chúng mày no, chúng mày phởn phơ… Nhưng đã đến lúc tao dùng đến cây gậy…". Mấy con thỏ cố chạy nhảy lung tung. Cây gậy trên tay thằng tây khua vun vút… Một hồi chúng đành ngoan ngoãn bước rón rén trên thảm cỏ úa xác xơ. Hắn chép miệng: “Ừ…, Không còn cỏ xanh thì đành gặm cỏ úa vậy chứ biết làm sao bây giờ…

Vợ hắn là người đầu tiên hắn nhìn thấy. Mắt nàng đỏ hoe đang nhìn hắn lo lắng. Tia nhìn xốn xang, có cả trìu mến lẫn tủi buồn. Hắn gặp nụ cười của vợ như nhìn thấy tia sáng mặt trời vừa chiếu qua tim. Hắn nheo mắt vì ánh sáng quá gắt, một lúc lâu mới quen. Bàn tay người đàn bà vuốt ve tóc hắn. Bàn tay vợ hắn thật mềm… Hắn nhận ra sự ấm áp vị tha của đôi bàn tay ấy. Đến bây giờ hắn mới cảm nhận được sự trong sáng của bầu trời. Ánh sáng mang đến sự bao la của vô tận. Hắn vừa nhận ra một điều quan trọng nhất mà gần hết cuộc đời hắn chưa từng có được. Đó là cái “quyền được làm người”…  

Số 423-2015 - Truyện ngắn "BÓNG MA"

BÓNG MA

Hắn cố gượng mở mắt. Động tác đơn giản nhất lúc người ta khoẻ mạnh. Với hắn giờ này là ngoài vùng mơ ước. Hắn vừa qua những ngày thập tử nhất sinh. Thân xác yếu ớt như một đứa trẻ vừa lọt lòng mẹ. Căn phòng bệnh viện thuần một màu trắng loá vây bọc gây cảm giác chống chếnh. Chiếc giường cũng một màu trắng toát lạnh. Trong đầu hắn vang vọng nhiều âm thanh hỗn tạp. Bắt đầu là tiếng ầm ì nặng nề dàn trải của bãi đất đá lởm chởm đen thẫm luôn biến động sau những tia chớp sáng loá. Tiếng súng bộ binh lập bập, tiếng nổ pháo bầy âm âm dậy đất, tiếng người ngã ràn rạt cạnh bên. Tiếng kêu đau đớn của ai khiến hắn run lên. Một cảm giác nhói đau ở ngực, hắn liên tưởng đến viên đạn nào vừa xuyên qua. Tiếng bánh xích xe tăng nghiến đất ken két rờn rợn. Tiếng máy bay phản lực siêu thanh rít qua phía trên nhọn hoắt như mũi khoan xoáy qua lớp xương sọ của hắn. Hắn lờ mờ cảm giác cành lá đang cố đung đưa rất gần ngay trước mắt... Vài con chim sẻ nhỏ chấp chới đập cánh tíu tít… Hắn cố mãi vẫn không nghe được gì. Hình như mọi âm thanh hỗn tạp đó đang gào thét trong đầu hắn. Bắt đầu là sự đau đớn kinh khủng trong đầu làm hắn khiếp sợ. Hình ảnh cái vòng Kim Cô ma quái phát ra âm thanh loảng xoảng vang vọng thinh không. Vầng ánh sáng chói loà xoay tít chụp lên đầu hắn thít chặt làm óc hắn như nhão ra. Gã Tôn Ngộ Không có cái đầu bằng đá, được tôi luyện trong núi Ngũ Hành hàng trăm triệu năm mà còn không chịu nổi, phải vật vã lê lết vì đau đớn. Hắn là con người bằng xương bằng thịt thì nghĩa lý gì? Loáng thoáng nghe bác sỹ bảo hắn bị biến chứng bởi căn bệnh tim mạch… nhưng không đến nỗi nào. Hắn hơi nhếch mép. Bác sỹ làm sao biết được bệnh thật của hắn. Cách mấy đêm trước, hắn và Cái Bóng xảy ra một vụ tranh cãi kịch liệt. Hắn đã quá mệt mỏi vì theo nó nó mấy chục năm qua. Giờ hắn đã già, đã yếu rồi. Muốn tống khứ nó đi để được yên thân. Hắn xua đuổi, chửi tục. Hắn giơ nắm đấm nghiến răng trợn mắt nạt nó. Lúc đó hắn đâu biết đã phạm phải một điều cấm kỵ. Bao năm rồi, hắn quen với thân phận là kẻ phải nghe, phải chấp hành, không được cãi. Hắn nghĩ, khi nóng giận thường mất khôn. Hắn không làm chủ được mình trong chốc lát. Hắn sờ lên ngực. Cái thẻ màu đỏ đang cồm cộm trong túi áo. Mấy lần muốn bỏ đi mà không đủ can đảm. Hắn hiểu cái giá phải trả là rất tàn khốc cho việc làm đó. Nhưng cứ mỗi đêm, cái vòng ma quái ấy chụp xuống đầu hắn. Hắn đau đớn đến cuồng dại. Hắn được đưa vào bệnh viện lúc đã mê man. Hắn mường tượng hình như bàn tay mẹ hắn đang nâng người hắn. Hơi ấm bàn tay mẹ thấm dần vào ngực như cố níu đỡ hơi thở nghèn nghẹn, đứt quãng. Những bước chân nhệu nhạo trên con đường lầy lội trơn nhẫy. Ua… Hắn chợt nhớ. Hình như mẹ mất lâu rồi cơ mà, sao còn nâng hắn được?. Hắn cố trấn tĩnh và lờ mờ nhận ra dáng người đàn bà quen thuộc. Mái tóc buông rối như dòng suối đen nhánh chảy oà theo bước chạy gấp gáp. Vợ hắn đấy ư?. Trên đời này chỉ có mẹ coi hắn là hòn vàng hòn ngọc. Vậy hỏi còn có ai?. Hơi thở người đàn bà dường như đã đuối lắm, trở nên hào hển đứt đoạn. Nhịp chân mấy lúc như díu lại.

Hắn lịm đi lơ lửng trong không khí. Cái Bóng vẫn nhởn nhơ bay lượn xung quanh, thỉnh thoảng lại nhếch cười rất đểu. Hắn vẫn khiếp sợ nụ cười ấy. Chỉ dám hé mắt liếc trộm rồi vội vàng lảng đi. Nỗi sợ hãi hoà tan cả sự hận thù và khinh bỉ. Hắn dần tỉnh lại khi cái đầu vẫn còn buốt nhoi nhói, đành nằm yên lặng để thở. Ôi đến thở mà còn khó nhọc thế này ư?. Mắt hắn lại trĩu xuống như đeo tảng đá nặng. Hắn chìm dần vào khoảng mây xám bồng bềnh sột sệt. Bầu không khí như đặc quánh.

Cái ngày hắn vừa tròn mười bốn tuổi. Thân thể nhỏ thó chỉ da bọc xương. Hắn là đứa trẻ còi cọc nhưng sớm biết nên thương mẹ hắn lắm. Cả đời mẹ vất vả làm lụng nuôi hắn. Bố đi chiến đấu tận trong Nam. Hắn không còn hình dung ra khuôn mặt của bố. Đã hơn chục năm rồi, bố có về đâu. Cuộc đời hắn dường như chỉ có mẹ, gắn với mẹ bằng những kỷ niệm ngậm ngùi, những năm tháng bần hàn rau cháo, khoai sắn, bo bo… Suốt năm hắn chỉ mong được bát cơm no bụng kỳ giáp hạt. Thèm mùi nếp thơm mấy ngày giáp tết. Thèm manh áo lành đầu năm học mới. Cuộc đời càng dài ra còn mơ ước càng cạn đi. Chỉ “Cái Bóng” thì luôn theo sát bên mỗi khi ra đường. Cái Bóng dính liền với đôi chân hắn. Hắn ngây ngô hỏi mẹ, Tại sao cái bóng lại cứ đi theo con vậy?. Mẹ hắn ngập ngừng một lúc rồi bảo: Mẹ cũng không thể giải thích được tại sao.

Nhà hắn nghèo, mẹ giành dụm mãi mới đủ tiền mua cho hắn một chiếc áo mới. Mẹ hắn bảo: “Áo đã rách vá lại có khéo đến đâu cũng vẫn là chiếc áo rách. Phải thay hẳn một chiếc khác thì mới tốt đẹp được. Cũng tựa như dòng sông muôn đời vẫn chảy theo dòng tự nhiên của nó. Nếu cưỡng bức dòng chảy theo ý mình thì nó trở nên hung dữ bất phục. Dòng chảy đó sẽ làm xói lở bờ đất nhiều thêm mà thôi”. Tấm áo của hắn may bằng thứ vải thô mặt, là thứ xa xỉ nhất trong đời hắn từ bé đến giờ. Chiếc quần đã cũ sờn nhưng còn lành lặn. Mẹ hắn đem nhuộm lại màu nâu đất, coi như mới. Ngày khai trường năm học cấp ba, hắn mặc bộ quần áo… mới ấy, cũng cảm thấy sung sướng lắm vì được bằng chúng bằng bạn.

Đêm, hắn bị sốt cao. Toàn thân co giật tím tái. Mẹ vội ôm hắn hấp tấp chạy vào bệnh xá. Sau đó ít lâu, hắn phát hiện ra một hiện tượng lạ. Đó là cái bóng đã không còn dính liền với chân hắn nữa. Mỗi ngày, mỗi đêm cái bóng vẫn theo sát bên cạnh. Chỉ khác là giờ nó cách chân hắn một đoạn ngắn. Lâu rồi quen đi hắn cũng không còn để ý đến nó nữa. Mặc nó đeo bên cạnh như một cái đuôi luôn vắt vẻo, nhởn nhơ nhàn hạ. Ngày tháng qua mau, hồi học năm cuối cấp ba, hắn đã mười bảy tuổi. Một ngày, hắn bỗng nhận ra, không biết từ bao giờ hắn trở nên biết nghe lời, thành đứa trẻ ngoan ngoãn. Hắn ngẩn ngơ mê muội với những lời to nhỏ thì thầm của Cái Bóng. Những lời phỉnh lừa doạ dẫm luôn vọng trong đầu hắn suốt ngày đêm. Nếu mày không nhập ngũ, thì bố mẹ mày sẽ bị…. Hắn ngạc nhiên: Tôi không nhập ngũ thì liên quan gì đến bố mẹ tôi?. Mày thật cứng đầu. Mày cứ thử không đi coi. Biết ngay thôi…!.

Bỗng dưng óc hắn ong ong tăm tối u mê. Chút kháng lực cuối cùng dần tiêu tan trong thân thể còm cõi của hắn. Làm việc gì hắn cũng có cảm giác vụng trộm, cũng phải đảo mắt nhìn quanh. Hắn không ăn không ngủ được, bứt rứt buồn bực như kẻ phạm tội. Dần dần hắn bị mê hoặc và trở nên cam phận. Cuối năm ấy thì hắn hoàn toàn đánh mất bản ngã. Trong đầu hắn, cái lý lẽ bầy đàn tôi tớ luôn chế ngự. Hắn cứ tưởng không gian chỉ có hai chiều. Bắc luôn ở trên, Nam chịu phận dưới. Mỗi khi làm việc gì, hắn lại thành khẩn hướng về phía Bắc để cầu nguyện. Cuộc sống của mẹ con hắn phụ thuộc hoàn toàn vào tấm bìa mua thực phẩm chia ô hàng tháng. Cuốn sổ mua gạo ở cửa hàng lương thực… Đã nhiều lần hắn rất bực bội vì bị cái bóng ám ảnh, nhưng nào dám chống lại. Trong đầu hắn luôn có ý muốn thoát khỏi. Nhưng hắn đã hoàn toàn thất bại bởi “Đất nước mà hắn đang sống chính là hoang đảo giữa đại dương nhân loại”. Đến một ngày hắn nhận ra con người của hắn cũng không còn thuộc về chính hắn nữa. Hắn là một trong hai thực thể song trùng. Một thân thể cấu tạo bằng xương bằng thịt, phải ăn phải mặc hàng ngày để tồn tại, và một tên tôi mọi được cai trị bởi cái “Bóng Ma” quái ác kia. Cái Bóng thì ngang nhiên tồn tại và luôn tự nhận mình là tất cả. Còn hắn thuộc phạm trù “không có gì”. Hắn không thể phân biệt được cái nào là “tôi”, cái nào là “chúng ta”. Cái bóng thì kiên quyết: Cái “chúng ta” thuộc về sự vĩ đại, sự tuyệt đối và duy nhất, luôn tồn tại và… muôn năm. Đó là nơi luôn nhận mọi thành quả, công trạng, tiền bạc, là cái túi càn khôn không giới hạn. Tất cả mọi thứ phàm là vật chất hay ý thức đổ vào đó là vĩnh viễn biến mất, không bao giờ tìm thấy nữa. Hắn và hàng triệu người khác thì không thuộc vào nơi đó. Họ bị biến thành những tông đồ cuồng tín của một giáo lý xa lạ. Những tên phu khuân vác oằn lưng vẹo cổ cõng cái “chúng ta”. Ngoan ngoãn cam chịu thân phận tôi tớ… Những đêm quằn quại trong giấc ngủ chập chờn, ăm ắp mộng mỵ. Cái bóng thường chui rúc ẩn núp trong thân thể hắn. Sờ soạng vào từng mạch máu, đường gân. Từng búi thần kinh trong tuỷ xương. Sờ soạng vào từng suy nghĩ… Hắn trở thành kẻ cô độc. Và hắn sợ, sợ đủ thứ, cả chiều sâu lẫn chiều rộng.

Năm ấy… Dù chưa đủ mười tám tuổi, hắn phải đi bộ đội dù hắn vốn nhỏ con, chỉ nặng gần bốn chục cân, sức khoẻ loại B2, bị bệnh mù màu… Hắn vẫn trúng tuyển. Chiến tranh đang cần những xác người. Những xác người chết cho sự nghiệp vô sản của Liên Sô, Trung Quốc… Chiến tranh là một cỗ máy nghiền thịt khổng lồ đang miệt mài quay ngày đêm không nghỉ. Tương lai hắn ở đó, chẳng có con đường nào khác để đi. Chiến tranh cứ như là của “Cái Bóng” vậy. Lúc lâm trận không thấy nó đâu. Những khi bình yên tạm bợ giữa hai trận đánh, nó lại xuất hiện. Nó ra chỉ thị, uốn nắn tư tưởng... Mấy lúc đó hắn thấy đói lắm, cả ngày chỉ được vài bát cơm với cá khô. Hắn tự an ủi: “ Ở rừng sâu núi đỏ này thì có cá khô với cơm đói cũng đã tồn tại đủ rồi, còn đòi chi nữa…”. Nhưng trong sâu thắm suy nghĩ thì hắn lại mong đánh trận để được ăn no. Vốn là kẻ nhút nhát nên hắn sợ chết. Hắn biết thân thể hắn bằng xương bằng thịt, không may bị đạn xuyên thủng là vĩnh viễn trở thành cát bụi. Cái Bóng thì có ở đó đâu. Nó còn đang nằm ở tít nơi xa xôi nào đó. Bom đạn đâu có tới được. Hắn chợt nhớ lời của một vĩ nhân nào đó: “Chiến tranh là cuộc bắn giết của nhưng kẻ không biết nhau. Phục vụ cho mưu đồ của nhưng kẻ biết nhau mà không bắn giết nhau – Chính Trị”


Mười năm lận đận trong vũng tối chiến tranh. Lang bạt phôi pha trên những nẻo đường xa lạ đầy bất trắc của đời lính. Đã mấy lần bị thương, bao lần một mình chống chọi với những hiểm nguy rình rập quanh mình. Những lúc một mình lạc giữa rừng sâu không miếng cầm hơi. Vin tay hái lá nhai nhệu nhạo. Lúc lần từng bước run rẩy, lúc bò lết như chó đói… Hắn may mắn sống sót.

(còn nữa)