Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

Số 473-2017 - Câu chiệng chúa nhựt...

MẶT DÀY

Từ đứa trẻ cho đến người già khú đế. Ai không biết và chưa nói câu này một lần: “Đồ mặt dày”…!.

Đó là câu nói được dùng rộng rãi trong dân chúng Việt Nam hàng trăm năm qua. Nói đồ mặt dày là chỉ sự trơ tráo, sự vô học, sự vô liêm sỉ… của một ai đó.

Tuy nhiên thời đại Facebook thì “mặt dày” được chia ra nhiều cấp độ cao thấp khác nhau. Ví dụ:

1. Fomosa cúi đầu nhận lỗi xả thải đầu độc biển 4 tỉnh miền trung. Trong khi đó ngài bộ trưởng tài môi xua quân tắm biển (ở đâu đó) rồi cho đăng báo hình ảnh tắm biển đẹp đẽ của ngài. Vào nhà hàng ăn cá (không nói mua ở đâu) . Đi theo tuyên bố biển đã sạch, dân ta cứ ăn cá vô tư… để lừa dân tắm biển độc, ăn cá độc… (Thật bất nhân). Hợp đồng đóng tàu biển bằng nguyên liệu Hàn Nhật, nhưng thực tế dùng hàng nhái, hàng Tàu…. Đến khị bị kiện thì đút tiền đe dọa… để dân rút đơn. Ấy vậy cả một nhà nước pháp quyền XHCN lúc nào cũng nhận mình tốt đẹp, văn minh nhất thế giới. Theo nhiệm vụ được đảng và nhà nước gia phó. Họ phải tiến hành điều tra sử lý khẩn cấp theo thẩm quyền… Nhưng họ cứ như đang du ngoạn trên sao Hỏa, chả thốt được lời nào để yên dân…  Đoạn này chỉ là “mặt dày cỡ… cấp 1”.

2. Một số tên mệnh danh quan chức, cỡ bộ trở lên của CP, nhà nước phát ngôn ngáo đá, Phát ngôn lấy được không cần chứng minh có căn cứ hay không. Chuyện không có nói thành có, quy tội dân không cần bằng chứng. Còn xưng xưng phát ngôn công khai “Ta sai thì ta xin lỗi. Dân sai thì phải truy tố theo pháp luật”… Thế mà vẫn cố tuyên truyền lấy được cái “pháp quyền” đã không còn ai tin nỗi nữa, để lừa dân… Đây là loại “ mặt dày cấp độ 2”.

3. Người cầm đầu cao nhất là những ông vua. Có quyền lực bao trùm. Phải chịu trách nhiệm cao nhất trước nhân dân bởi những quyết định của đảng và nhà nước. (Hiến pháp VN năm 2013). Nhưng đã bao nhiêu sự kiện trọng đại xảy ra với đất nước, dân tộc liên tục nhiều năm qua. Mà vẫn im hơi lặng tiếng chẳng ló mặt ra nói với dân một tiếng để an lòng dân. Nào là ngư dân bị TQ ức hiếp, đâm chìm tàu cá, chết người. Tàu TQ xâm phạm lãnh hải, cắm giàn khoan trong vùng lãnh hải ta quản lý. Nào là tai ương do thiên tai hay nhân tai (thủy điện xả lũ gây ngập chết hàng trăm dân, thiệt hại lớn mùa màng, tài sản... Mà vẫn tuyên ngang nhiên bố… đúng quy trình). Đẩy dân miền trung vào cảnh đói khổ chết chóc đau thương. Giang sơn gấm vóc mất dần vào tay ngoại bang. Mang tiền thuế của dân đi cúng dâng cho Tàu (vụ đường tàu trên cao đội vốn 10.000 tỷ đồng báo mới đăng tin).. Lại còn làm ra vẻ vô can lớn tiếng khoe “Đất nước ta chưa có bao giờ được như bây giờ”.  Đây là loại “mặt dày cấp độ 3”. Dày hết cỡ…!?


Lão chỉ là một Lão già bệnh tật đầy mình sắp chết. Trình độ có hạn nên mới chỉ biết có vậy. Bạn bè nào biết cái gì khác nữa xin góp vào stt cho thêm phần… xôm tụ. Cám ơn…!?

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

Số 472-2017 - Chữa lói ngọng

NÓI NGỌNG

Nhiều người Việt nam nói ngọng lẫn lộn giữa l và n là khá phổ biến, nhất là ở các vùng quê xa… Nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa, ngôn ngữ đã kết luận là do “đặc thù tiếng địa phương”. Nhưng không biết các vị GS-TS kia đi thực tế ở đâu. Công trình nghiên cứu thế nào để xác định như vậy. Rất nhiều người học cao, Nhưng nói năng cũng không được lưu loát. Đó là khả năng nói trước đông người. Đây phải là sự khổ luyện của bản thân mới thành. Số đông khác, kể cả những cán bộ có chức vụ, thường chỉ nói chuyện xôm xả khi… nhậu cùng bạn bè đồng nghiệp ngoài quán. Nhưng nói chuyện nghiêm túc thì bỗng trở nên… bí lời. Ở đây là họ sợ phát ngôn sai chủ trương đường lối. Họ sợ vi phạm… cái gì đó. Và vì thế họ làm mặt nghiêm nghị, ít lời. Luôn tỏ ra thâm trầm, cao ngạo... Mà thực ra họ... biết mẹ gì mà nói. Viết không nổi một câu văn cho ra hồn, dù học tới "Đại học ngữ văn, khoa ngôn ngữ" như bạn tôi.

Đành rằng văn hóa vùng miền cũng là một phần cái nguyên nhân của sự… nói ngọng. Có câu:

Nói ngọng là tại hướng đình.

Cả làng đều ngọng có mình em đâu

Nguyên bản của câu này:

“Mắt toét là tại hướng đình
Cả làng đều toét có mình em đâu”

Tuy nhiên, đây mới chỉ là một trong nhiều nguyên nhân. Ở quê Lão cũng nhiều người nói ngọng L và n. Tuy nhiên số khác thì không ngọng. Vậy thì đâu phải tại… “lỗi địa phương” hay “hướng đình”.?

Đi vào tìm hiểu trực tiếp với họ thì ra: Họ nói ngược hai chữ l và n với nhau. Ví dụ: Từ “nóng” họ nói thành “lóng”. Từ “nắng” họ nói thành “lắng” và ngược lại… (Số này rất đông so với ít người chỉ nói được một vế n hay l)

Về mặt phát âm họ không ngọng. Họ vẫn phát âm chính xác hai từ “lắng” hay “nắng”. Chỉ có điều họ không phân biệt được ý nghĩa của hai từ lắng hoặc nắng khác nhau hay giống nhau. Vấn đề ở đây là học vấn. Và nền giáo dục của nhà nước ta đã không làm tốt điều này. Vậy họ đổ lỗi cho “tiếng địa phương” là đúng thôi. Không lẽ họ nhận là họ sai?. Khi được sửa ngọng thì số đông những người địa phương này họ đều chấm dứt được nói ngọng trong thời gian ngắn.

Vậy nguyên nhân, nguồn gốc của chuyện nói ngọng là gì?. Xin trả lời ngay rằng:

Do cách nói của địa phương (tiếng mẹ đẻ) lâu ngày thành thói quen. (chỉ là 1 trong nhiều nguyên nhân)

Do không phân biệt được nghĩa của từ nên nói ngọng. Tức là do trình độ văn hóa thấp. Họ không biết từ “nắng” là chỉ sự nắng nóng. Và từ “lắng” là từ chỉ sự lắng nghe, lắng đọng… Hơn nữa số đông họ lại lười đọc, lười học. Cộng với thói quen dễ dãi… Họ hùa theo cách nói “địa phương” để hòa đồng số đông. Nếu nghiêm túc hướng dẫn cho họ về nghĩa của từ. Thì họ có thể nói không ngọng giữa l và n nữa. (Việc này Lão Độc đã thử nghiệm trong thời gian ngắn với một số người và thấy có kết quả tốt). Như vậy. Người nói ngọng l với n đều có thể tự chữa được cho mình hoặc nhờ tư vấn của người khác. Chắc chắn sẽ thành công. Ngược lại thì... đành chịu thôi.

Đáng tiếc là rất nhiều giáo viên học xong sư phạm về đi dạy học sinh mà vẫn nói ngọng. Nhớ ngày còn học đại học. Một giảng viên là trưởng khoa một học viện về giảng cho SV chúng tôi. Khả năng truyền đạt kiến thức khá thấp, trình tự thì lủng củng,  khó tiếp thu. Nhưng cái đặc biệt để lại trong lòng SV, những người là cán bộ đi học tại chức như chúng tôi, một ấn tượng không mấy tốt đẹp. Đó là vị TS này nói ngọng l với n.


Chuyện đã cách nay hơn 20 năm. Chắc vị ấy đã về “vui thú điền viên” rồi. Nhưng vị TS có biết rằng: Mỗi khi phải nghe một vị TS trưởng khoa của một học viện đến giảng cho hàng trăm SV mà… nói ngọng thì cảm nghĩ của SV sẽ ra sao…!?

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

Số 471-2017 - Chanh nuận xôi lổi...!?

THEO HAY KHÔNG…?

Có hai ông tranh luận: Vì sao người Hàn, người Nhật họ có hoàn cảnh khởi đầu giống ta, mà chỉ sau mấy chục năm họ trở thành nước công nghiệp phát triển, là con Rồng trong khu vực...?. Trong khi họ chưa bao giờ tự nhận "dân tộc họ là giống rồng tiên"?

Là bởi giống rồng tiên là thứ… đéo có thật. Hơn nữa, họ biết cúi thấp người khi đứng trước người khác...

Cúi thấp thì sao chứ?

Người Nhật có câu: "Cúi mình càng thấp, thì khả năng móc túi càng cao" đó đó...! Hì.

Chỉ thế thôi sao. Ông đúng là loại hám... tiền có khác. Đúng mà vưỡn... đéo phải.

Thế nó là cái gì?

Đó là tại bọn Hàn, bọn Nhật không có đảng dẫn đường đến chủ nghĩa xã hội tươi đẹp nhất hành tinh. Hiểu chưa. Đến lúc đó, người ta chỉ việc "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Tức là thích thì làm không thích thì thôi, vẫn được hưởng theo nhu cầu. Tức là thích thì ăn. Ăn bất cứ thứ gì có thể ăn, mà không phải nhòm trước ngó sau coi có thằng nào nó rình, nó tố cáo mình... tham nhũng. Tức là chế độ XHCN thì cứ việc "ăn" vô tư đi không cần lo mất ghế. Vì ghế đã bỏ tiền mua rồi. Do vậy, hễ cứ thích thì ăn... thích thì ăn... Hiểu chửa.

Đéo hiểu...?

Ơ hay cái ông này. Bộ ông chậm hiểu thế sao?. Hay là ông tính... phản động hử.

Nếu thực chế độ xã hội chủ nghĩa mà đảng dẫn dân ta đến cảnh "thích thì làm, không  thích thì không làm, mà vẫn có ăn vô tư. Thích thì ăn, ăn xong ngủ. Ngủ dậy ăn... ăn nữa… no rồi ngủ...!?

Vậy thì sao?


Thế thì chế độ XHCN tươi đẹp đó biến con người trở thành giống... heo lợn hết à?. Tôi đéo theo đảng đâu.'

Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

Số 470-2017 Lạm bàn về thuyết âm mưu

LẠM BÀN VỀ “THUYẾT ÂM MƯU”

Thuyết âm mưu là gì?

“Thuyết âm mưu (tiếng Anh: conspiracy theory) hay thuyết ngờ vực là cách lý giải những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội theo hướng gán cho chúng những âm mưu bí mật của các thế lực ngầm đứng đằng sau. Một giả thuyết âm mưu là một giả thuyết mang tính giải thích theo đó buộc tội một nhóm người hay một tổ chức gây nên hay đứng đằng sau một sự kiện hoặc một hiện tượng gây ảnh hưởng lớn về kinh tế chính trị xã hội.”

Rất nhiều vấn đề về “thuyết âm mưu” vẫn là đề tài tranh cãi. Rất nhiều các giải thích được đưa ra để lý giải tại sao con người lại tin theo các thuyết âm mưu. Tuy nhiên “thuyết âm mưu” khá phổ biến trong lịch sử, trên thị trường kinh doanh và nhất là trong các cuộc tranh giành quyền lực chính trị trên thế giới.

Có nhiều bạn cho thấy họ không tin những vấn đề liên quan đến thuyết âm mưu. Họ còn tỏ vẻ coi thường hay chế riễu người theo thuyết âm mưu nữa… Ở đây Lão không bàn đến họ.

Vấn đề là: Những ai biết, hoặc có thể quan tâm, hoặc tin vào thuyết âm mưu. Từng thang bậc đó nói lên tầm mức của sự quan tâm tìm hiểu và sự hiểu biết, nhận thức của họ với các vấn đề đang xảy ra xung quanh mình. Nó không đơn giản như vấn đề “cơm, áo, gạo, tiền” như số đông dân chúng thường quan tâm hàng ngày. Mà là những vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến những hậu quả xấu (hoặc tốt) cho số đông, cho một quốc gia hay cả thế giới… 

Tuy rằng thuyết âm mưu chỉ là những giả thuyết. Mà mọi giả thuyết đều có thể đúng, có thể sai… Nhưng trong lĩnh vực quốc gia, quốc tế. Những vấn đề như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa… và nhất là trong cuộc tranh giành quyền lực trên thượng tầng xã hội thì thuyết âm mưu không thể thiếu. Nó giúp cho người ta nhận thức sâu hơn về những khoảng tối, những trò ma giáo, những thủ đoạn tàn độc bẩn thỉu của giới  “thượng tầng” đối với đối thủ, với con người trong xã hội. Thuyết âm mưu đặt ra những giả thuyết về hậu quả xấu (hay tốt) cho đất nước (cho thế giới) để mọi người cần quan tâm và kiểm nghiệm sau đó. Hay nó đưa ra những dự đoán về tương lai gần (hoặc xa) cho con người trong xã hội mà hậu quả kia sẽ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của họ…
    
Vậy thì “thuyết âm mưu” đâu có xấu hoặc có gì mà đáng chê trách?

Lão Độc Hành không phải người chủ trương theo thuyết âm mưu. Nhưng trong cuộc sống, Lão thường cố công suy nghĩ về những vấn đề do thuyết âm mưu nêu ra và thực hành kiểm nghiệm nó. Trong thế giới văn minh phát triển, có thể Lão chưa đủ tầm để hiểu được họ thông qua sự vận động của thuyết âm mưu. Nhưng ở xứ Vịt ta thì khác. Cái sự thô sơ và tàn độc mà nhiều quan chức đang phô diễn trong những cuộc tranh giành quyền lực xảy ra gần thế kỉ qua. Thì Lão tin rằng thuyết âm mưu có thể phần đúng sẽ nhiều hơn. Mặc dù khó khiểm chứng, khó nhận ra trong thời gian gần. 

Nếu bạn đặt mình vào vị trí khách quan để nhìn nhận, nhận thức và đánh giá sự vật hiên tượng. Bạn sẽ nhận thức, sẽ hiểu được nhiều hơn về nó khi bạn đứng về bất cứ một phía nào chủ quan. Và hơn hẳn là sự hiểu biết về bản chất của họ: “cộn sảng” sẽ giúp bạn nâng tầm nhận thức lên rất nhiều.

Bởi vậy, mấy nay Lão Độc hay viết mấy stt bàn về những chuyện dựa trên thuyết âm mưu. Rồi đưa ra những nhận định cá nhân… Rồi sau đó kiểm nghiệm thì thấy… nhiều điều khá đúng.



Nhân tiện bàn về vấn đề này. Lão nổ một tý cho vui vẻ. Đặng hy vọng có thể xua bớt cơn nóng tới hơn 40 độ ngoài kia.