Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Số 144-2013: Cháy nhà lòi... mặt chuột?

CHÁY CẢ… LÀNG.

Bao đời nay cái sự “cháy” nó vẫn xảy ra thường xuyên. Thời trước hễ cháy là bà con ta bảo nhau mang thùng mang xô múc nước tự chữa với nhau. Cháy lan sang nhà khác thì… ráng chịu, chả ai đền được. Chỉ một lời xin lỗi, nhà em nghèo quá và… thông cảm với nhau. Bởi thời xưa sự cháy là do bất cẩn thực sự. Thời nay thì nhờ có nhà nước pháp quyền, dân ta được sống chan hòa trong bầu trời trong sáng của pháp luật. Phải tin vào pháp luật, cấm được nghĩ khác chỉ đạo. Nhưng chuyện cháy có mục đích cũng bắt đầu từ thời xa xưa lâu lắm. Và chỉ do nhà nước điều tra và công bố kết quả. Đám dân chúng chỉ biết nghe và gật gù rằng: “Thì ra là thế”. Thế là những vụ cháy lớn, tổn thất sinh mạng lớn xảy ra đều được chỉ đạo, công bố rõ nguyên nhân đều từ… khách quan mang lại.

Thế nhưng khi cái sự cháy trở thành hiện tượng có tính dây chuyền thì đã có điều đáng nói. Lão Đồ sống ở miền núi. Từng được chứng kiến nhiều vụ cháy rừng hi hữu. Khi rừng đã được khai thác triệt để hết gỗ quý một cách bí mật theo lệnh của ai đó. Và bất ngờ có động, có tố cáo, có thanh tra sắp về thẩm định thực địa… thì ngay lập tức rừng bị… cháy. Và nguyên nhân muôn thủa được được đổ tại “do người dân phá rừng đốt rẫy…”. Rồi lại hô hào phát động phong trào trồng rừng. Nêu rõ "nhiệm vụ trồng rừng, bảo vệ rừng là nghĩa vụ của nhân dân". Nhưng khai thác gỗ rừng thì… chỉ có trời biết là của đứa nào. Chả thế mà chả cần phải đốt, rừng Trường Sơn đã “cháy” hết sạch?

Thời nay cái sự cháy nó xảy ra có vẻ như không bình thường chút nào. Trong thời gian ngắn, cả nước xảy ra hàng chục vụ cháy lớn, thiệt hại nhiều tỷ đồng về tài sản... Hơn nữa nó còn có tính chất dây chuyền, vào cùng một thời điểm… Theo báo chí đưa tin. Nước ta có tới hàng trăm ngàn DN phá sản. Hàng loạt các ông lớn “DNNN” vỡ nợ. Hàng triệu lao động bị sa thải trở thành thất nghiệp, cuộc sống bơ vơ ngoài chợ trời kia… Hiện tượng cháy lan truyền hiện nay là sự kiện có tính thời cuộc mang màu sắc chính trị tầm… vĩ mô. Trong điều kiện hàng trăm ngàn DN kia, hầu hết đều hoạt động bằng vốn vay, vốn huy động. Khi vốn đó đã trở thành nợ xấu, nợ khó đòi, nợ không thể trả được. Hay biến thành khoản nợ được chỉ đạo "khoanh lại" để đấy chờ… (Có trời mới biết là tổng số nợ xấu kia là bao nhiêu…?). Nếu bị cháy là coi như… phi tang quá khứ. Các con nợ đòi ư? Cháy hết rồi còn đâu?. Sự kiện bắt đầu từ những vụ cháy chợ, cháy nhà máy, đến cháy các công ty tư nhân, các công xưởng, cây xăng… Và đều được các cơ quan chức năng lý giải là do “thời tiết nóng ẩm…”, do bị “chập điện” hoặc do… trời làm. Kết cục các cơ quan quản lý, cơ quan PCCC nhận tiền phạt. Thêm món lót tay hơi nằng nặng là tất cả biến thành "rủi ro ngoài ý muốn"…(!)

Kiện ư…!?. Họ đều đã nhận phong bao rồi. Chỉ đạo từ trên là phải… định hướng dư luận. Kết luận là do thiên tai, do độ ẩm không khí, do chập điện… rồi. Hiện trường đã bị xóa. Thằng nào con nào được đến đó để tự… điều tra chớ. Mà nếu có điều tra ra hay kêu oan thì những thứ đã “ăn”, đã tiêu hóa thành cứt. Đành phải “hoàn toàn bác bỏ” thôi…!?. Với trình độ quản lý tuyệt vời như nước ta. Chuyện cháy nhà… chỉ là do muỗi đốt.

VÀ…

Kẻ thiệt thòi cuối cùng là ai?
Đi kiện hả?
Có mà kiện củ khoai.
Đòi nợ ư?.
Mùa quýt sang năm đi,
Cứ yên tâm chờ nhá.
Nước ta là nhà nước pháp quyền.
Kẻ có tội phải bị trừng trị thích đáng.
Mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Còn các quan thì... không (!).
Đành phải về nhà chờ thôi,
Đã “định hướng” sẵn rồi.
Nước ta đang bò dần tới “thiên đường xã nghĩa”

Trước sau gì cũng tới tết… “Công Gô”.?


Không có nhận xét nào: