NHỮNG CÁI BẪY.
Mới đây Lão Đồ được đọc bài viết đăng trên trang Blog của nhà báo
Kim Dung có tựa đề “Chuyên gia Nhật: Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung
bình”. Bài ở đây:
(http://kimdunghn.wordpress.com/2014/03/27/chuyen-gia-nhat-viet-nam-da-roi-vao-bay-thu-nhap-trung-binh/)
Lão Đồ vốn là người ít học. Cái chữ chẳng có được mấy hột. Nhưng
khi đọc bài viết này, Lão cũng hiểu được thêm chút ít về hiện tình đất
nước. Bài viết này của Lão xin không bàn đến vấn đề thể chế chính trị, toàn vẹn lãnh thổ,
an ninh, ngoại giao… Cho dù vấn đề nào cũng đang tồn tại những cái bẫy giăng
kín trước mặt. Đang chờ ta… tự rơi vào. Theo thiển ý của Lão thì chưa hẳn ta
mới chỉ bị dính một cái bẫy. Thận trọng để suy nghĩ thì thấy ít nhất ta đã dính
nhiều hơn hai cái bẫy tương tự.
Bẫy thứ nhất: WTO.
Những nhà tham gia đàm phán WTO của ta thừa hiểu. Để vào được “cái
chợ to” đó. Chúng ta đã phải kí rất nhiều những cam kết không hề dễ chịu,
mà còn rất ngặt nghèo của nó. Trong đó
không thể không nhắc tới những cam kết thực hiện lộ trình bắt buộc về kinh tế,
xã hội, thuế quan và đặc biệt là vấn đề
nhân quyền… lúc nào cũng là điểm yếu căn bản của thể chế XHCN. Lúc đó ta hăm hở
quyết tâm và quyết liệt chính trị, bằng mọi giá để xông vào bằng được. Với tham vọng “theo người ta ra biển lớn”. Được tiếp xúc với sự tiến bộ của kinh tế thế giới. Cái
thứ mà lâu nay ta cũng như các đồng chí khác giống ta vẫn chỉ nhìn từ… đáy
giếng. Quan trọng nhất là ta sẽ vay được tiền với lãi suất thấp để phát triển nền
kinh tế nông nghiệp cố hữu, vốn đã quá lạc hậu từ bao đời nay. Hiện ta vẫn đang xếp hàng đầu bảng thế giới,
ngược từ dưới lên. Quả thật chúng đã đã gặt hái được một vài thành quả nhất
định, đưa đất nước từ nghèo đói lên mức có cuộc sống khá hơn. Nhưng đó chỉ là thành quả ban đầu. Khi ta chỉ có thuyền gỗ để ra biển. Cái giá phải trả thật đau đớn.
Nó có nguồn gốc từ mô hình kinh tế vĩ mô, với những cái đầu... đất vốn chưa bao
giờ biết đến kinh tế thị trường Tư Bản. Đã biến nước ta thành cái “xưởng sản
xuất gia công hàng hóa chất lượng thấp” để bán ra nước ngoài với lợi thế “nhân
công giá rẻ” (kiểu Trung Quốc). Bằng bán tài nguyên thô với giá cũng rất rẻ so với nhiều nước
trên thế giới. Năm 2008 chúng ta đã vượt qua đỉnh điểm của “thời kì đổi mới”
theo nghị quyết. Cùng lúc kinh tế thế giới bước vào tình trạng suy thoái. Lúc
đó ta đã kịp bán đổ bán tháo đến cạn
kiệt tài nguyên đất nước. Từ dầu thô, than, rừng, khoáng sản… Thậm chí cả dự án khai thác Bô-xít ở Tây Nguyên, dù gặp rất nhiều ý kiến phản đối từ nhiều trí thức có tâm huyết, những nhà lãnh
đạo quân sự từng có công dựng nước… với đầy đủ những luận cứ khoa học, quân
sự... Đến nỗi BCT phải tuyên bố “Đây là chủ trương lớn của đảng và nhà nước…”
thì mọi chuyện mới tạm lặng xuống trong nỗi bức xúc và lo lắng một hậu quả cực kì
lớn lao cho dân tộc, đất nước. Mặt khác, chúng ta vừa mới dong buồm ra biển,
đang còn ở vùng nước nông. Làn sóng suy thoái kinh tế dồn dập va vào những nền
kinh tế ở vùng nước sâu khiến nó chao đảo. Con thuyền gỗ của ta vẫn còn nổi được bởi khi đến ta thì sóng đã quá yếu. Và ta vẫn ở vùng nước nông nên không thể chết
đuối. Vậy là thoát nạn. Đổi lại mô hình kinh tế “đầu với đuôi không giống nhau”
bắt đầu lao dốc trở về… vị trí cũ. Ta buộc phải chèo chống vô cùng vất vả để
tồn tại. Đã có bao nhiêu nghị quyết , bao nhiêu ý tưởng nhằm "tái cơ cấu" kinh tế đất nước ra đời đều đã rơi tõm vào cái hố đen vô vọng. Cùng lúc chính trị thế giới xáo trộn rất khốc liệt do khủng hoảng kinh
tế trầm trọng. Người “đồng chí anh em" mà ta vẫn
từng… dựa lưng đã lộ rõ bộ mặt tham lam tráo trở. Là tên kẻ cướp nham hiểm với
nhiều hành động thô bạo trắng trợn kiểu “lẽ phải ở kẻ mạnh”. Ta trở thành “cô
độc toàn diện”. Không bạn bè thân thiết. Không chỗ dựa dẫm nhờ vả. Không có khả
năng vay nợ tiếp bởi trần nợ đã ở mức báo động trên báo cáo. (Thực tế nó gấp đến hơn hai lần số đó). Nguy cơ vỡ nợ là rất cao do ta thiếu “dự trữ rủi ro”
quốc gia. Tình trạng lạm phát đã hiện rõ trước mặt. Ta vội dùng mệnh lệnh hành chính để kiềm chế lạm phát. Thì gặp ngay hậu quả giảm phát. Nền kinh tế hết cơ hội được cung vốn đành tự... chìm sâu. Trong khi nợ vay nước ngoài đã đến hạn phải trả. Mới đầu chỉ với 66 triệu USD của
Vinashin mà đã không thể trả được. Nhưng Vinashin vay được tiền Tư Bản mà không
có tài sản thế chấp vốn là nhờ CP ta kí giấy bảo lãnh. Và món nợ đó phải do
người bảo lãnh trả thay nếu con nợ không trả được. Cụ thể, bên cho vay đã đâm
đơn kiện ra tòa án WTO… Rút cuộc, ta phải è cổ ra trả thế và xin đàm phán để…
hoãn nợ?
Bẫy thứ hai: “Thu nhập trung bình”.
Ở bài viết nêu trên. Tác giả đã phân tích kĩ lưỡng có sơ sở khoa
học, lý luận chắc chắn về cái bẫy “thu nhập trung bình”. Lão Đồ chỉ có ý kiến thêm rằng: Sở dĩ ta cố tình “tính toán xào xáo” để có khoản thu nhập bình quân GDP
đầu người tới con số xấp xỉ 2.000 USD/năm (theo báo cáo)?. Nhằm “tuyên truyền
định hướng” với dân và ngay cả trong nội bộ lãnh đạo nhà nước, QH và CP… nhằm phủ
nhận sự yếu kém về quản lý vĩ mô của chính CP. Trong khi nền kinh tế đang khủng
hoảng tận gốc, vỡ nợ BĐS, TTCK lao dốc về tới… sàn. Hầu như tất cả những “quả đấm thép” (Nền
kinh tế chủ đạo) đều đã nhũn hết thành “quả đấm bùn”. Trong khi có ai đó vẫn cứ
dùng tiền thuế của dân đăng bài lên vài tờ báo chuyên quảng cáo “lông gà lông
vịt, rác thải…” để tự Pờ-rờ cho hình ảnh cá nhân của mình. Phải chăng cái "thu nhập trung
bình" kia chỉ để đối phó nhau trong nội bộ?. Kết quả là gì thì ai cũng biết..!?.
Bẫy thứ ba: ODA.
Nói một cách đơn giản. Muốn mua cái áo cũng phải trả một khoản tiền
nhất định. Không ai cho không ai cái gì. ODA là khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp,
thời gian cho vay khá dài. Mục đích nhằm phát triển hạ tầng kinh tế xã hội,
nâng cao đời sống nhân dân. Nhưng phải đánh đổi nhiều ưu đãi cho bên cho vay. Thậm
chí cả những ưu đãi thuộc nhiều ngành kinh tế, xã hội quan trọng. Có thể có ảnh
hưởng lớn đến an ninh chính trị…?
Nhưng cướp được cơ hội. Ta quyết định vay tối đa có thể. Nhưng lại
không thể quản lý nổi. Các dự án hạ tầng đều xảy ra tình trạng làm thì ít, ăn
cắp đem chia nhau thì nhiều. Giá thành đội lên gấp hai gấp ba sản phẩm tương tự
của khu vực và thế giới. Nạn kéo bè kéo cánh, chia nhau ăn cắp, phá hoại đục
khoét của công... đến nỗi bên cấp vốn ODA dọa “ngừng cho vay”. Ta mới đành phải
ngậm ngùi xứ lý một cách miễn cưỡng. Vài tên tép riu vào “tù tiên”. Còn những
tên gộc thì vẫn vung tay hùng hồn… “xin nhận trách nhiệm chính trị”. Bởi sờ vào
đâu cũng đều có… dính chàm cả. Ai dám chống ai?
Kết luận:
Nếu phân tích sâu hơn, kĩ hơn sẽ thấy ta không phải chỉ vướng vài
cái bẫy như trên. Nhưng nó khó hiểu ở chỗ. Có cái bẫy ta đã biết mà vẫn xông
vào (WTO). Có cái bẫy ta tự giăng ra mà ta vẫn tự đâm đầu vào (Thu nhập trung
bình). Chính là bởi sự kém cỏi của “quản trị vĩ mô”. Cán bộ từ trên xuống dưới
có ai không tham nhũng ăn cắp phá hoại. Với lối tư duy tiểu nông, tầm tri thức
ngắn. Quen làm ăn chụp giựt kiểu “mì ăn liền”. Họ sẵn sàng "đổ cả thùng sơn xuống cống để ăn cắp cái thùng nhựa đem bán đồng nát". Khi gặp bất trắc thì tìm cách
đối phó, bao biện, đổ lỗi cho khách quan... Quen thói dối trá, đạo đức giả, làm láo báo cáo hay. Tranh nhau ăn.
Cắn xé lẫn nhau nhằm tranh quyền đoạt lợi. Cái tốt đẹp cái tiến
bộ thì không học. Chỉ học toàn cái xấu, cái thối tha của chế độ Tư bản…?
Xét về mặt lý thuyết (Ma - Le). Chế độ “XHCN là nền kinh tế tập trung
bao cấp, làm theo năng lực hưởng theo lao động”. Đã là thể chế XHCN thì không
thể có “kinh tế thị trường”.
Bởi vậy mới có cái “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” hổ lốn ra đời. Nó đầy tính lươn lẹo, bao biện. Và chính nó đã dẫn ta đến kết cục là dính tới nhiều cái bẫy
như hiện tại. Không chỉ có thế, còn nhiều cái bẫy khác vẫn đang mở rộng vòng tay đón đợi ta. Tỷ dụ như bẫy Đầu tư
FDI. Chảy máu vàng ngoại tệ… Và bao trùm tất cả là cái bẫy “mất quyền lực thể
chế”…
Lão Đồ chỉ là kẻ ít học. Kiến thức non kém. Mạo muội có đôi lời
chém gió ở đây. Cố gắng nói lên suy nghĩ chân thực của mình để hiến tặng
đến các bạn bè thân quý, mong được vài phút thư giãn sau những ngày vất vả
kiếm sống. Mong bè bạn cảm thông chia sẻ và góp ý với Lão, với sự chân thành và
xây dựng. Đặng cùng nâng cao nhận thức cho chính mình.
Một lần nữa, Lão Đồ xin chân thành cám ơn nhiều.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét