Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

Số 15 - Một góc nhìn khác.



CUỘC CHIẾN MỸ - TRUNG…?

Nhớ hồi VN tự hào là “tiền đồn chỗng Mỹ của phe XHCN”, bằng xác thịt người VN mấy thế hệ với vũ khí Liên Xô – TQ. Đầu những năm 1970, Mỹ đã bắt tay với TQ với mục đích rất rõ ràng nhằm tách rời hai thằng “Trùm Sò” cầm đầu phe CS. Liên Xô với vai trò là “thành trì phe XHCN” hiện vẫn còn đang mạnh. Chiến lược của Mỹ là nhằm “xóa bỏ CNCS trên toàn thế giới”. Chiến lược này nhắm thẳng vào Liên Xô. TQ hồi đó như chú dế trong lọ, chuẩn bị ra đá trong cuộc chơi con trẻ. Nhưng  TQ quả là khá khôn lỏi, đã nắm được ý đồ này của Mỹ. TQ đã mặc cả với Mỹ trong cuộc chiến VN. Rằng Mỹ bỏ VNCH, giữ nguyên danh giới chia cắt Nam – Bắc tại vĩ tuyến 17. Nhưng VN cũng khôn lỏi không kém, nhân cơ hội Mỹ bỏ VNCH, xua quân đánh chiếm luôn Miền Nam. Bởi họ biết MiềnNam lúc đó quá giàu, cần phải chiếm bằng mọi giá… Thành ra, cam kết ngầm Mỹ - TQ có phần không đạt trọn vẹn. Dấu ấn “Cuộc đại thắng mùa xuân 1975” làm cho quan thày TQ phần nào mất mặt với Mỹ. VN biết rõ lòng dạ của TQ, mới vội kí hiệp ước quân sự với Liên Xô. Điều khoản duy nhất VN cần là: “Liên Xô - Việt nam kết làm đồng minh chiến lược. VN chính thức nằm trong tay áo Liên Xô. Với điều kiện Liên Xô cam kết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cho VN”

Nhưng sự đời người tính không bằng trời tính. Cái mà VN không biết thì Liên Xô biết rất rõ. Kẻ thù của Liên Xô là Mỹ. Chơi với thằng chuyên “ăn theo nói leo” cỡ VN chỉ thêm nặng đũng quần, Liên Xô đã buông tay. Trong khi đó, TQ liên tục lấn chiếm lãnh thổ Liên Xô, lấn chiếm Mông Cổ, VN… đã chứng tỏ TQ chính là một tên côn đồ, không đáng tin cậy. Liên Xô – TQ thật sự chia rẽ. Cho thấy phe XHCN chả mạnh như người ta tưởng?

Liên Xô, thành trì XHCN kiệt quệ về kinh tế do chạy đua vũ trang với Mỹ, buộc phải thay đổi thể chế… Mỹ bắt tay TQ và giành cho TQ một lá bài tẩy.  TQ nắm được cơ hội, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh trong vài ba chục năm, đã thành kẻ mạnh thứ hai sau Mỹ. Đây chính là lá bài mà Mỹ chìa cho TQ. Mỹ rảnh tay đánh đổ Liên Xô và cả hệ thống XHCN đông Âu. Nhưng khi đó TQ vì quá nghèo, lại đông dân nên dễ dàng bập vào.

Khi CNCS đổ vỡ thực sự từ nơi nó sinh ra. TQ lo sợ “hiệu ứng Đô Mi Nô” lan đến, bèn quay ngoắt lại với thế giới CS. Họ tiến hành cuộc cải cách “kinh tế thị trường theo kiểu TQ” mà thực chất đó là một cuộc chuyển đổi lớn từ CNCS sang CNTB. Kiểu “Tư bản nhà nước”.

Mỹ thừa hiểu TQ muốn gì. Và càng hiểu bản chất của TQ. TQ phô trương sức mạnh quân sự với chi phí quốc phòng khổng lồ. Chỉ vài chục năm thôi, bằng cách ăn cắp công nghệ, bằng cách cướp đoạt tài nguyên của nước ngoài… TQ trở nên mạnh mẽ, hình thành mưu đồ soán ngôi bá chủ thế giới của Mỹ…
VN vốn chỉ là nước nhỏ, lạc hậu, chậm phát triển cả về tri thức lẫn kinh tế. Bởi tham vọng quyền lực nên đã chấp nhận là tiền đồn của phe XHCN, nguyện theo CNCS, cúi đầu “cúc cung tận tụy”. VN không thể có khả năng tự lực để tồn tại, luôn phải núp dưới những cái bóng là vì thế. Khi Liên Xô xụp đổ, VN mất hẳn chỗ dựa. Lo sợ bị mất quyền lực. VN chấp nhận lui vào tay áo TQ từ sau “Hội nghị Thành Đô – 1990”.

Những vấn đề nóng hiện nay:
Có thể nhiều người chưa hiểu tai sao năm 1979, khi TQ tấn công VN. Liên Xô dù đã kí hiệp định cam kết bảo vệ VN trước đó không lâu, nhưng đã nằm im để cho TQ đánh VN. Xin nói rõ: Kinh tế Liên xô lúc đó đã đã kiệt quệ hoàn toàn. Cả Đông Âu còn chẳng giữ nổi, thì VN kia chả đáng gì mà phải bận tâm…!?

Bước vào đầu thế kỉ 21. Khi phe XHCN đã hoàn toàn tan rã trên thực tế, chỉ còn hai nước Cu Ba và Bắc Triều tiên. Hai nước này đã gần như đánh mất tên trên bản đồ thế giới. TQ và VN chỉ khoác cái áo XHCN, còn thực ra hai nước đi theo con đường Tư bản trong hình thái “Tư bản nhà nước”. Một kiểu tư bản hoang dã. (thời kì “Tích tụ tư bản” thế kỉ 19). TQ thì mạnh lên như hiện nay. Nhưng VN thì không.

Tại sao TQ không đánh VN?. Xin trả lời rằng: “TQ không cần động tay động chân khi VN đã nằm trong túi của mình”. Những biểu hiện gây hấn của TQ trên biển Đông chủ yếu với Phi. Những hành động như cấm đánh cá ngư trường của VN, đâm chìm tàu cá của ngư dân VN, bắt giữ tàu, cướp ngư cụ, giữ người đòi tiền chuộc… một cách ngang nhiên (kiểu cướp biển Somali) diễn ra liên tục, có chủ ý. Những cuộc xâm phạm lãnh thổ trên biển, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí, mời thầu khoan dầu khí 9 lô trong thềm lục địa VN… mà TQ mặc nhiên cho đó là lãnh thổ của mình… Phía VN chỉ phản ứng có lệ, rất yếu ớt, còn lại thì… mặc kệ cho TQ muốn làm gì thì làm…?

Mỹ hiện tại ngoài mặt vẫn bắt tay với TQ. Nhưng ai cũng biết rõ, Mỹ đang tiến hành chiến lược bao vây TQ. Từ việc khởi động cuộc cách mạng hoa nhài ở Trung Đông, Châu Phi… góp tay đánh đổ các chế độ độc tài tại vùng này… Nhưng thực chất là chặt hết những cái vòi bạch tuộc của TQ, cắt đứt gần như toàn bộ nguồn cung khoáng sản, nguyên liệu thô, dầu lửa của TQ. Tiến đến Mỹ chuyển trọng tâm quân sự sang châu Á, nhằm bao vây quân sự, chính trị, ngoại giao… đối với TQ. Cả Châu Âu tiếp tay Mỹ phát động phong trào tẩy chay hàng TQ…

TQ nằm trong vòng vây mọi mặt như hiện nay khiến họ trở nên bất lực. Họ cố vùng vẫy, tìm cách chèn ép mấy nước nhỏ lân bang nhằm chiếm đoạt tài nguyên dầu khí để bù đắp những thiếu hụt đó. Một mặt nhằm khai thông đường biển… Nhưng họ lại gặp phải sự phản ứng mãnh liệt của các nước nhỏ có chủ quyền. Đó cũng chính là cái cớ để Mỹ nhảy vào khu vực châu Á Thái Bình Dương. Đồng thời TQ lại vấp phải những khó khăn nội tại của nền chính trị lạc hậu không phải dễ mà giải quyết được… TQ hiện tại như con thú đói bị nhốt trong lồng. Chúng gặp phải những vấn nạn cố hữu của một nền kinh tế sản xuất hàng hóa chỉ để xuất khẩu, nhưng đã bị khách hàng từ chối mua… Mỹ đã lấy lại “lá bài tẩy”. Dồn TQ trở về vạch xuất phát. TQ chính thức bị cô lập, đứng một mình một phe, phía bên kia là toàn bộ thế giới.?

VN vốn là tên khôn lỏi, đã mượn ngón võ “lăng ba vi bộ” của Tàu chơi trò đu dây để tồn tại… Nhưng trò này là một thứ tiểu xảo, chỉ có hiệu quả nhất thời… Chỉ cần một bên buông tay là hết đường. Tại sao Mỹ vẫn o bế VN?. Bởi Mỹ coi TQ mới là đối tượng chính, và càng không muốn có thêm VN trong danh sách kẻ thù của Mỹ. Thứ hai, sự liên kết VN với TQ chỉ là mối liên kết cơ hội. Hết cơ hội thì hết chơi. Trong tình hình này, TQ không thể đánh VN. Mỹ cũng không coi VN là đồng minh.

Tình hình trong nước:
Quá trình “tích tụ tư bản” tại VN đã kết thúc. Tài nguyên đất nước đã bị vơ vét đến cạn kiệt, kinh tế đổ vỡ tận cùng… Các nhóm lợi ích hoàn toàn làm chủ về kinh tế. Cuộc chiến quyền lực bắt đầu khởi sự. Các phe cánh đang đánh nhau kịch liệt như hiện nay. Nếu phe 3D thắng, VN sẽ có cơ hội thay đổi thể chế. Dù cho là thể chế gì đi chăng nữa, thì cũng đã thực sự có đổi thay, CNCS sẽ chấm dứt tại VN. Nếu phe thân Tàu thắng. VN vẫn y nguyên như cũ, mà chính thức treo cờ “6 ngôi sao”. Vậy là: Dù phe nào thắng thì dân ta vẫn chưa có được điều gì tốt đẹp cả, vẫn lại trong cảnh “tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa” mà thôi. Chỉ còn biết “HY VỌNG NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP KÌ DIỆU SẼ ĐẾN VỚI ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC”

Trên đây là mấy điều nhận định cá nhân của người viết, và cũng mới chỉ dừng ở mức độ nhận định, không đưa ra các dẫn chứng cụ thể để chứng minh. Đôi điều còn cần được kiểm chứng trong thời gian tới. Mong được bè bạn góp ý để vấn đề được sáng tỏ hơn. Chân thành cảm ơn.

Lão Hồ Đồ

Không có nhận xét nào: