Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

Số 16 - Viết nhân ngày quốc khánh 2/9/2012



HIỆN TƯỢNG – BẢN CHẤT

Khái niệm: 
Hiện tượng là bất kỳ sự việc gì xảy ra mà con người có thể quan sát được.

Bản chất là những yếu tố cốt lõi có sẵn trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng, mỗi con người.

Như vậy đã xác định được hiện tượng và bản chất là hai vấn đề khác nhau. Hai lĩnh vực khác nhau. Hiện tượng ta có thể quan sát (nhìn) thấy. Cón bản chất là thứ không dễ quan sát (nhìn) thấy…

Lấy một vài  ví dụ để chứng minh:
1. Khi vụ PMU18 nổ ra, báo chí vào cuộc. Hiện tượng người ta có thể quan sát thấy được báo chí mổ xẻ, bình luận sôi nổi. Thậm chí có một số tờ báo còn quy tội một vài người mà không cần tòa án (chuyện chỉ có ở VN). Kẻ có tội nặng nhất chính là kẻ chủ mưu bảo kê thao túng cho những việc làm sai trái của các PMU. Đó là thứ trưởng bộ GTVT Nguyễn Việt Tiến. Ông ta bị bắt tạm giam để điều tra. Nhưng sau đó mấy tháng, ông ta được tha và tuyên bố vô tội. Kẻ có tội lại chính là mấy anh nhà báo, cả thiếu tướng, đại tá công an phụ trách chuyên án, phải ra tòa… Sự việc trên có hai hiện tượng. Thứ nhất là PMU18 tham ô, phá hoại, làm thất thoát công quỹ số lượng lớn là rất rõ, ai cũng nhìn thấy. Cán bộ lãnh đạo PMU18 thoái hóa biến chất (Không biết cái chất thực nó là cái gì mà bảo là biến chất?), ăn chơi xa đọa, cờ bạc cá độ, gái gú trụy lạc… là đã quá rõ. Có bằng chứng cụ thể việc ông thứ trưởng liên quan, thao túng… Hiện tượng thứ hai: Những kẻ tố cáo (báo chí) và cơ quan bảo vệ pháp luật của nhà nước lại là kẻ có tội, khiến mọi người bàng hoàng vì không hiểu tại sao. “Hiện tượng 1” ngược lại hẳn với “hiện tượng 2”

2. Vụ Vinashin nổ ra với sự thất thoát lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng công quỹ. Vinashin là DNNN, do CP quản lý, cấp vốn và điều hành kinh doanh. Nhưng chỉ có mấy tên cấp dưới trực tiếp phải vào tù. Còn ông chủ chính thức có toàn quyền định đoạt là CP, thì được “BCT quyết định không kỉ luật thành viên CP nào”. Mặc dù nhiều ĐBQH yêu cầu điều tra các thành viên CP, quy trách nhiệm chính là TT, đích danh TT đã nhận “trách nhiệm chính trị” (còn hàng trăm ngàn tỷ mất trắng kia thì đã có Vua Hùng bồi thường!?). “Hiện tượng 1” ngược lại hoàn toàn với “hiện tượng 2”

Vậy bản chất của vấn đề là gì?. Như khái niệm trên, “bản chất là thứ sẵn có trong bản thân mỗi sự vật, mỗi con người”. Vậy cái gì là bản chất của hai sự việc trên. Xin trả lời ngay: Đó chính là bản chất của “thể chế chính trị”, nơi nắm quyền lực cao nhất của đất nước. Nó đẻ ra, nuôi dưỡng, dung túng… những “hiện tượng” trên.

Kết luận: Nếu nhìn hiện tượng mà suy ra bản chất là chủ quan duy ý chí. Dẫn đến hành động hay nhận thức hời hợt, sai lệch… Nếu hiểu được bản chất của vấn đề rồi từ đó soi vào hiện tượng, ta sẽ có được nhận định khách quan và chính xác. Từ đó có thể giải thích được hiện tượng rõ ràng minh bạch. Nhưng muốn làm được điều đó ngoài kiến thức còn cần phải có “tư duy phản biện”. Tức là phải hiểu rõ các mặt của sự vật, hiện tượng.

Nhưng tiếc thay, có tới 90%  người VN chưa có được tư duy này. Nguyên nhân thì nhiều lắm, nhưng cốt lõi là do bàn tay “quyền lực độc tôn” thao túng có dụng ý, có tổ chức…

Nghĩ thì buồn thay!?


Không có nhận xét nào: