Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

Số 472-2017 - Chữa lói ngọng

NÓI NGỌNG

Nhiều người Việt nam nói ngọng lẫn lộn giữa l và n là khá phổ biến, nhất là ở các vùng quê xa… Nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa, ngôn ngữ đã kết luận là do “đặc thù tiếng địa phương”. Nhưng không biết các vị GS-TS kia đi thực tế ở đâu. Công trình nghiên cứu thế nào để xác định như vậy. Rất nhiều người học cao, Nhưng nói năng cũng không được lưu loát. Đó là khả năng nói trước đông người. Đây phải là sự khổ luyện của bản thân mới thành. Số đông khác, kể cả những cán bộ có chức vụ, thường chỉ nói chuyện xôm xả khi… nhậu cùng bạn bè đồng nghiệp ngoài quán. Nhưng nói chuyện nghiêm túc thì bỗng trở nên… bí lời. Ở đây là họ sợ phát ngôn sai chủ trương đường lối. Họ sợ vi phạm… cái gì đó. Và vì thế họ làm mặt nghiêm nghị, ít lời. Luôn tỏ ra thâm trầm, cao ngạo... Mà thực ra họ... biết mẹ gì mà nói. Viết không nổi một câu văn cho ra hồn, dù học tới "Đại học ngữ văn, khoa ngôn ngữ" như bạn tôi.

Đành rằng văn hóa vùng miền cũng là một phần cái nguyên nhân của sự… nói ngọng. Có câu:

Nói ngọng là tại hướng đình.

Cả làng đều ngọng có mình em đâu

Nguyên bản của câu này:

“Mắt toét là tại hướng đình
Cả làng đều toét có mình em đâu”

Tuy nhiên, đây mới chỉ là một trong nhiều nguyên nhân. Ở quê Lão cũng nhiều người nói ngọng L và n. Tuy nhiên số khác thì không ngọng. Vậy thì đâu phải tại… “lỗi địa phương” hay “hướng đình”.?

Đi vào tìm hiểu trực tiếp với họ thì ra: Họ nói ngược hai chữ l và n với nhau. Ví dụ: Từ “nóng” họ nói thành “lóng”. Từ “nắng” họ nói thành “lắng” và ngược lại… (Số này rất đông so với ít người chỉ nói được một vế n hay l)

Về mặt phát âm họ không ngọng. Họ vẫn phát âm chính xác hai từ “lắng” hay “nắng”. Chỉ có điều họ không phân biệt được ý nghĩa của hai từ lắng hoặc nắng khác nhau hay giống nhau. Vấn đề ở đây là học vấn. Và nền giáo dục của nhà nước ta đã không làm tốt điều này. Vậy họ đổ lỗi cho “tiếng địa phương” là đúng thôi. Không lẽ họ nhận là họ sai?. Khi được sửa ngọng thì số đông những người địa phương này họ đều chấm dứt được nói ngọng trong thời gian ngắn.

Vậy nguyên nhân, nguồn gốc của chuyện nói ngọng là gì?. Xin trả lời ngay rằng:

Do cách nói của địa phương (tiếng mẹ đẻ) lâu ngày thành thói quen. (chỉ là 1 trong nhiều nguyên nhân)

Do không phân biệt được nghĩa của từ nên nói ngọng. Tức là do trình độ văn hóa thấp. Họ không biết từ “nắng” là chỉ sự nắng nóng. Và từ “lắng” là từ chỉ sự lắng nghe, lắng đọng… Hơn nữa số đông họ lại lười đọc, lười học. Cộng với thói quen dễ dãi… Họ hùa theo cách nói “địa phương” để hòa đồng số đông. Nếu nghiêm túc hướng dẫn cho họ về nghĩa của từ. Thì họ có thể nói không ngọng giữa l và n nữa. (Việc này Lão Độc đã thử nghiệm trong thời gian ngắn với một số người và thấy có kết quả tốt). Như vậy. Người nói ngọng l với n đều có thể tự chữa được cho mình hoặc nhờ tư vấn của người khác. Chắc chắn sẽ thành công. Ngược lại thì... đành chịu thôi.

Đáng tiếc là rất nhiều giáo viên học xong sư phạm về đi dạy học sinh mà vẫn nói ngọng. Nhớ ngày còn học đại học. Một giảng viên là trưởng khoa một học viện về giảng cho SV chúng tôi. Khả năng truyền đạt kiến thức khá thấp, trình tự thì lủng củng,  khó tiếp thu. Nhưng cái đặc biệt để lại trong lòng SV, những người là cán bộ đi học tại chức như chúng tôi, một ấn tượng không mấy tốt đẹp. Đó là vị TS này nói ngọng l với n.


Chuyện đã cách nay hơn 20 năm. Chắc vị ấy đã về “vui thú điền viên” rồi. Nhưng vị TS có biết rằng: Mỗi khi phải nghe một vị TS trưởng khoa của một học viện đến giảng cho hàng trăm SV mà… nói ngọng thì cảm nghĩ của SV sẽ ra sao…!?