Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Số 425-2016 - Tryện ngắn CON KHƯỚU NHÀ ÔNG TRẦN

CON KHƯỚU NHÀ ÔNG TRẦN…

 Truyện Lão Đồ viết cách nay đã mầy năm. Có thể lời lẽ chưa được hiện đại lắm. Nhưng nay treo lên để đãi bè bạn của Lão. Biết đâu có bạn nào lại thích...!?



Mấy ngày rồi, thời tiết thay đổi. Không khí nặng trịch, đầy hơi nước. Ông Trần thở ì ạch vẻ mệt nhọc. Bà Trần ướm hỏi mấy lần, ông mới bảo. Ông thấy tưng tức ở trong ngực, khó thở lắm. Có nhiều lúc cứ phải dướn lên mới thở nổi. Bà Trần bảo: Có khi tại thời tiết nó thay đổi, độ ẩm cao nên ông thấy khó chịu trong người phải không?

Không biết. Ông Trần buông thõng. Ông lần vào giường nằm. Bước chân thậm thệch. Bà Trần chẳng nói gì thêm, lặng lẽ đi ra cổng. Bà đi mua hai chiếc bánh mì nóng gói vội trong mảnh giấy báo cũ. Quanh đi quẩn lại bữa sáng của ông bà hết bánh mì lại đến bánh cuốn, chứ còn biết ăn gì. Bà Trần vốn là người chỉn chu. Việc chi tiêu nề nếp thành quen từ hồi còn công tác. Đồng lương eo hẹp nên cái nết căn cơ nó vẫn đeo đẳng cho đến bây giờ. Mà tiền đâu để tiêu sài thoải mái, ăn uống phí phạn?. Ông bà Trần về hưu đã gần hai chục năm rồi. Dăm ba triệu đồng lương hưu, phải chỉn chu lắm mới khỏi lâm váo cảnh giật gấu vá vai.

Ngày trước, học xong trung học y tế. Bà Trần vốn là con gái của quan chức trong tỉnh, nên chị được nhận công tác tại bệnh viện tỉnh nhà. Thời chiến tranh phá hoại, bệnh viện sơ tán. Trong một lần gặp sự cố bất cẩn. Khi đang đốt cồn vô trùng bơm tiêm. Chị Trần làm đổ cả chai cồn. Cồn bắn tung téo khắp mặt đất. Đêm tối đen. Ngọn đèn dầu leo lét không đủ sáng căn phòng. Chị lóng ngóng làm đổ cả đĩa cồn đang cháy trên bàn. Lửa bùng lên cháy xém cả mặt, cả người. Chị bị bỏng nặng phải đưa đi cấp cứu tại Viện bỏng trung ương. Chị mang tật ở chân đến tận bây giờ. Sau lần tai nạn nghề nghiệp đó. Chị được cấp trên quan tâm chuyển lên sở y tế, làm công tác công đoàn. Mãi đến gần 40 tuổi chị mới lấy anh Trần qua một sự mai mối giới thiệu. Anh là đại uý quân đội về nghỉ hưu. Đã có vợ ở quê, có một đứa con gái làm công nhân đường sắt đã lập gia đình riêng. Anh theo chị về ở thành phố. Hai người có với nhau một đứa con trai. Nó là đứa tài giỏi. Hiện là “cái máy in tiền” của gia đình chị. Chị Trần lúc về hưu đã làm đến chức chủ tịch công đoàn ngành y tế của tỉnh. Một chức vụ theo chị khoe là ngang hàng với giám đốc sở. Tiếng nói của chị rất có trọng lượng. Chị có tiếng là người năng nổ, miệng nói chân bước. Tiếng nói đi trước, người thủng thẳng đến sau... Hễ có chị ở đâu thì y như là ở đó trở nên ồn ào nhộn nhịp. Chị kể. Đã có lần chị ra tay bênh vực quyền lợi cho một cô gái trẻ rất xinh. Cô này làm y tá kĩ thuật ở bệnh viện. Cô ta tự ý bỏ việc đi chơi với bồ mấy ngày chẳng báo cáo gì cả. Cô gái đến tận nhà tập thể của chị cầu cứu, xin xỏ. Chị nhận lời giúp đỡ. Cô đồng nghiệp của chị thoát khỏi án kỉ luật. Cảm cái ơn đó, cô ta nhận chị làm mẹ nuôi. Nhưng vốn tính hoang tàng, sống tự do quen thân. Cô ta liên tiếp vi phạm kỉ luật. Mãi mấy năm sau, cô chuyển công tác sang tỉnh bạn. Chị về nghỉ hưu. Cô ta mới chính thức bị buộc thôi việc.

Từ năm ngoái, ông Trần nuôi một con khướu trong chiếc lồng bằng tre, treo trên ban công. Nơi có mấy chậu cây cảnh. Cái lồng con khướu treo sát tấm lưới sắt ngăn cách với ban công nhà cô chú Kha. Chú ấy công tác bên uỷ ban tỉnh nên đi vắng tối ngày, ít khi nhìn thấy mặt. Quan chức đầu tỉnh có khác. Lo cho hàng triệu dân một tỉnh nghèo như tỉnh của ông chắc là vất vả lắm. Chú Kha dáng cao lớn. Bước chân sải dài, đĩnh đạc. Khuôn mặt chữ điền, má đầy trông rất đẹp tướng. Vợ chồng chú vốn là dân vùng đồng chiêm trũng cuối tỉnh. Ngày còn ở nhà bố mẹ. Cô Huyền, vợ chú tên Nguyễn Thị Tèo. Người gầy tong teo. Giọng nói the thé, chua như tiếng mèo động cỡn hàng đêm. Khi chú Kha làm đến chức quan lớn đầu tỉnh, thì cô Tèo cậy cục đổi tên thành Nguyễn Thu Thuỷ Huyền. Cái tên mà đọc nhanh có khi trẹo cả hàm. Tuy đã gần 40 rồi nhưng cô Huyền chăm đi sửa sang sắc đẹp, lại biết ăn diện, nên vẫn còn xinh chán… Cô chú Kha được 2 đứa con. Một trai một gái. Thằng lớn đang học đại học ở Hà Nội. Vừa hết năm thứ 2 thì bỗng dưng lăn đùng ra chết. Đám bạn của nó thì bảo thằng ấy chết vì sốc thuốc. Cô Huyền thì khăng khăng: Chỉ được cái láo thôi. Ló bị cảm, chứ có sốc siếc gì đâu…? Đứa con gái giờ đã đi lấy chồng, có nhà riêng to vật vã ngay mặt phố chính. Thằng chồng nó ngày mới lên tỉnh xin vào làm chân bảo vệ cho cơ quan thuế. Con bé nhà cô Huyền cũng làm nhân viên hành chính ở đấy. Thằng ấy học lớp 3 trường làng. Dốt quá nên bỏ học. Được cái nó cực kì ngoan ngoãn. Bản thân lại có tính cần cù, chịu thương chịu khó. Quanh năm “cắp cặp theo hầu” bố vợ rất cần mẫn tận tuỵ. Nhờ bố vợ chỉ dắt. Nay đã làm đến phó chủ tịch thành phố rồi đấy… Cô Huyền bật cười khanh khách. Bà Trần tủm tỉm phụ hoạ. Mà này, bên nhà cô có con Vẹt nuôi lâu rồi mà không thấy nó nói được nhể… Xời, Cô Huyền xua tay. Cái giống ngu thế, sao mà biết “lói”. 


Bà Trần tiếp: Nghe thấy người ta bảo phải dạy nó mới nói được. Mà cũng phải có người biết dạy nó cơ… Nghe bảo còn phải lột lưỡi, rồi cho soi gương, dạy thật lâu mới nói được cơ đấy…

Gần trưa, cô Huyền mới đi ăn sáng về đến cổng. Thấy bà Trần lúi húi quét lá rụng trước cửa, mới kéo vào kể chuyện. Cô bảo: Em mải cúng bái xin lộc trong đền. Mãi tối mới xong. La cà với mấy đứa bạn cùng đi… Về đến nhà cũng đến 12 giờ đêm hôm qua. Lăm lay xin được lộc lớn ở đền Bà Chúa Kho, thích lắm bác ạ. Vả lại nhà em tuổi Quí Tỵ “con rắn vàng”. Lăm lay chắc lên tới cấp trung ương ấy chứ. Có gói bánh gọi là lộc lá, biếu bác ăn lấy thảo. Lộc đền bà Chúa đó bác. Thiêng lắm đấy… 


Bà Trần xua tay: Thôi thôi, cô để mà ăn. Vả lại vợ chồng tôi già rồi. Bệnh tật đầy người, nên kiêng của ngọt.

Gớm, bác cứ làm khách. Em rất nhớ lời nhà em dặn: Hai bác là bậc tiền bối cách mạng. Lớp người có nhiều công với đất nước. Chúng em phải có trách nhiệm quan tâm…

Bà Trần tò mò: Thế cô đi đêm về hôm thế không sợ gì sao? Thấy báo chí ngày nào cũng đưa tin cướp của, giết người khắp nơi, hết vụ lớn rồi đến vụ nhỏ. Ngày nào cũng có người bị giết chết. Chúng có cả đao, kiếm, cả súng nữa đấy. Nguy hiểm lắm, cô phải cẩn thận kẻo…

Xì. Bác ơi, bác “lo bò trắng răng” rồi. Em đi ô tô. Thằng lái xe kiêm luôn vệ sĩ, lo gì? Nhưng chúng nó đông và dữ dằn thế. Mình nó đỡ sao nổi. Em còn có cái lày… Cô Huyền kéo cái túi sách lại gần, lôi ra một vật gì hình dáng vuông vuông, dèn dẹt, dài dài màu đen nhánh. Nhác trông như một chiếc điện thoại di động cỡ lớn. Cô Huyền giơ lên khoe: Ló đây lày. Chỉ cần lắm vào chỗ lày. Chĩa ra… bấm một cái thì đến cả con trâu cũng đổ ấy chứ. Nhác thấy có một con chuột nhỏ vừa chui qua khe cửa sổ. Bác có thấy con chuột kia không. 

Ờ nhỉ. Tôi nhìn thấy nó vừa từ ngoài cửa sổ leo vào đấy. 

Bác coi đây… Cô Huyền giơ cái vật bí hiểm ấy lên. Nhắm về phía con chuột lúc đó đang dứng im mắt ngó nghiêng nhìn nháo nhác. Cô nhẹ nhàng bấm một cái. Bà Trần chỉ nghe tiếng nổ lép bép… Con chuột nảy lên một cái rồi nằm im. Phía lưng nó cháy xém khét kẹt… 

Không bỏ nó đi, để thế nó thối ra đấy cô ạ. 

Để tí bà người làm đi chợ về. Bảo bà ấy vứt đi… Có cái lày thì chẳng đứa lào dám xàm xỡ đâu bác ạ. 

Ờ nhể. Bà Trần tròn mắt thán phục. Mà cô lấy đâu ra thứ này vậy. Trông nhỏ nhỏ vậy mà ghê gớm quá nhỉ. 

Hàng Tầu đó bác. Thằng Tầu ló quá giỏi đi. Cái gì thế giới có là chỉ ít lâu sau ló cũng có. Hàng độc hơn, mà lại còn cực rẻ lữa chứ. Thánh thật…???

Ông Trần về hưu đã lâu, chẳng có việc gì làm, nên cả ngày chỉ quanh quẩn chăm đám cây cảnh. Con khướu ông nuôi từ năm ngoái, nhưng nó ít khi hót. Ông tỉ mỉ huấn luyện nó. Lâu nay, cả ngày nó chỉ hót một vài lần… Từ ngày bị bệnh. Ông càng để tâm săn sóc nó tỉ mỉ hơn. Mỗi sáng, bà Trần đi mua bánh mì hay bánh cuốn nóng bên phố chợ về. Ông bảo bà mua thêm miếng thịt lợn sống. Cắt nhỏ từng miếng thịt đút cho nó ăn. Ông huýt sáo miệng thật nhiều. Gần như cả ngày ông quanh quẩn bên nó. Ông lo nước cho nó tắm những ngày nắng ấm. Lo thức ăn đầy đủ. Ngày còn khoẻ. Ông trần làm cái vợt đi bắt châu chấu cào cào về cho nó bồi dưỡng… Dần dà con khướu quen hơi ông. Nó bạo dạn hơn và bắt đầu hót. Tiếng hót của nó trong dần lên, gọn hơn, vang hơn và hót nhiều lên hẳn…

Ông Trần bị bệnh thế mà đâm ra nặng. Đi khám mấy bệnh viện lớn mới phát hiện ông bị ung thư phổi. Bệnh đã sang đến giai đoạn 2. Buộc phải điều trị. Cứ mươi ngày lại thấy bà Trần đưa ông ra viện Hà Nội. Bảo phải truyền “hoá chất” gì đó.  Hai ông bà đi đi về về đã mấy lần rồi.


(còn nữa)

Không có nhận xét nào: