Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Số 426-2016 - CON KHƯỚU NHÀ ÔNG TRẦN (tiếp và hết)

CON KHƯỚU NHÀ ÔNG TRẦN… (tiếp và hết)


Từ ngày bị bệnh. Ông Trần chăm con khướu càng kĩ hơn. Ông dạy nó biết hót trầm bổng. Biết hót theo nhịp ông huýt sáo miệng. Đến một ngày, khi ông ở viện về. Nó hót lên những tiếng trong trẻo đón chào ông. Ông thấy người khoẻ hẳn ra. Bệnh tật như tan biến… Con khướu hót suốt ngày. Hót cả khi ông ở bên nó lẫn lúc không có ông ở bên. Cả căn nhà như bừng sáng, như nồng nàn hơi ấm của sự sống, xốn xang niềm hân hoan yêu đời… Tiếng hót của con khướu vang vọng, trong trẻo đến lạ. Tiếng hót khuấy động bầu không khí u ám của bệnh tật vây quanh, xua nó tan biến vào cõi nào đó xa xăm… Phía nhà bên, thấy cô Huyền mấy bận lớn tiếng gắt gỏng. Nghe loáng thoáng câu được câu chăng. "Chời ơi... chời... Nhức đầu quá…". Ông Trần thì vui lắm. Ông hay mỉm cười mỗi khi ở bên nó. Ông thấy trong lòng thư thái, sức lực như dần tìm lại trong thân thể ông. Chỉ mái tóc bạc thì mỗi ngày một thưa đi. Gần đây nó rụng nhiều đến trơ cả da đầu rồi…?

Buổi sáng, ông Trần đổ thêm nước vào cái ông nhựa chuyên để chứa nước cho con khướu hàng ngày. Ông đút cho nó ăn những miếng thịt tươi. Con khướu dường như mỗi ngày càng béo ra, lông mượt như nhung. Tiếng hót cũng ngày càng trong trẻo, thánh thót. Âm lực càng đầy đặn xung sức. Ông muốn nó bớt hót, muốn nó nghỉ ngơi dưỡng sức để còn hót được nhiều, được bền. Bởi ông hiểu, không có cái gì tồn tại mãi mãi. Muốn bền thì phải bồi đắp bổ xung, phải chăm chút bảo dưỡng mới có được. Đối với con người cũng vậy. Phải tu dưỡng, phải học tập từng ngày từng giờ để tiếp thu cái mới, cái đẹp, cái văn minh của nhân loại. Phải liên tục bổ xung kiến thức thì mới tồn tại, mới phát triển được chứ… Nhưng con khướu dường như không hiểu được ý ông. Hàng ngày nó vẫn hót, hót suốt ngày. Hót như chưa bao giờ được hót.

Đêm qua trời đổi gió. Rét Nàng Bân đây mà. Cái cô con gái ông trời này thật là ích kỉ, hư đốn… Chỉ vì muốn làm vui lòng thằng chồng nó mà bắt cả thế gian bị… rét lây. Ông Trần thấy trong ngực như bị bóp nghẹt, rất khó thở. Ông nằm lịm trong phòng không ngóc cổ lên được. Ông mệt lắm. Tưởng như sắp đứt hơi đến nơi rồi. Bà Trần ngồi bên giường bón cho ông từng thìa cháo nhỏ. Ông cố nuốt. Mỗi khi phải cố, mặt ông nhăm nhúm lại, tái đi, trán vã mồ hôi. Ông gượng hỏi bà Trần, giọng thều thào: Con.. khư… ướu… nó… đâu... Khô… ông… th… ấy… nó  … ho…ót …?. Bà Trần dỗ dành: Ông cố ăn thêm mấy thìa nữa đi. Mới có sức để mai tôi còn đưa ông đi viện… Ông Trần quay người úp mặt vào tường không nói gì nữa. Bà Trần sắp chén đĩa mang ra chậu rửa. Bà lầu bầu: Già rồi còn hay giỗi như trẻ con ý…

Sáng hôm sau, ông Trần dậy sớm. Ông lật đật lần ra ban công. Xác con khướu nằm xoài như miếng giẻ rách trên mảnh nhựa cứng đáy lồng. Lông nó rã rượi khô khốc. Ông mở cửa lồng đưa tay cầm xác con khướu lôi ra. Một mùi khen khét xộc vào mũi ông. Ngay cổ sát ngực con khướu, một vết cháy xém thẫm đen. Xác con khướu đã cứng lại, lạnh ngắt từ bao giờ. Đám lông cánh bay lật phất phơ trong gió sớm... Bỏ xác con khướu trở lại cái lồng của nó. Ông Trần lần theo tường, loạng choạng quay lại phòng nghỉ. Ông giật mình đứng sững lại. Phía sau lưng ông, bỗng con vẹt nhà bên cất tiếng khàn khàn ngọng nghịu:  Chết òi… chết òi… Hông bết! Hông bết…

Đổ cái xác xuống đệm, ông Trần mệt mỏi thiếp đi… Trong giấc mơ, ông thấy con khướu của ông đang nhảy nhót xung quanh ông. Nó đang hót lên những tiếng thánh thót trong trẻo. Ông bất giác chu miệng huýt sáo. Con khướu cất tiếng hót trong vắt, cao vút hoà cùng tiếng sáo miệng trầm trầm quen thuộc của ông…

Chị Trần cả đêm chăm sóc anh nên ngủ quên, sáng ra mới tỉnh dậy. Chị chợt nhớ anh Trần đêm qua rất mệt… Chị choáng choàng khi thấy anh đang cố với tay về phía chi. Chị bật khóc: Hu hu hu… Ới anh ơi… Sao anh lại đến nỗi này chứ?

Ông Trần cố ưỡn người thở dồn dập. Mặt ông tái xanh hào hển. Ông đưa cánh tay gầy guộc với về phía chị thều thào: Em có nghe thấy không. Con khướu nhà mình nó đang hót đấy. Tiếng hót của nó vẫn tròn, đầy, xung mãn... Thế mà nó bị bọn man rợ dùng súng điện của Trung Quốc giết chết… Anh chết là do căn bệnh quái gở, cũng là từ bên Trung Quốc bao năm đầu độc cả dân tộc ta. Bọn nào đã mở cửa để cho chúng tuồn hàng hóa độc hại sang ta vậy chứ?.… Nói đến đây. Ông Trần chợt thở hổn hển. Anh xin lỗi em. Mấy năm qua em chăm sóc yêu thương một thằng bần nông chân đất mắt toét như anh. Nhớ ngày đó, anh là lính, nhưng may mắn anh không phải ra trận. Bao năm theo đảng, anh được hưởng thụ rất nhiều… Về quê. Anh thật thất vọng bởi cái lý tưởng mà anh noi theo nó rực rỡ thế nào khi nhìn con vợ bần nông xấu xí bẩn thỉu, vừa ngu vừa đần… Nên anh đã tìm đến em. Bố em lúc đó làm quan chức trên tỉnh, nên anh nghĩ nếu lấy em, anh có cơ hội đổi đời… Nhưng anh đã lầm rồi. Chế độ này đã đi đến điểm cuối cùng của nó… Anh cố đưa tay nắm bàn tay của chị thều thào: Em à… Em à… Có một điều mà bao năm này anh không thể nói với em. Anh là một kẻ khốn nạn. Anh đã từng phụ bạc người vợ đầu tiên của anh. Anh đã từng đuổi con gái riêng của anh ra khỏi nhà. Dù cho đó là ý của em…  Lúc gần đất xa trời như bây giờ anh mới thấy mình thật là quá đê tiện xấu xa. Anh cứ nghĩ đảng là tất cả. Theo đảng thì anh sẽ trở thành đinh cao trí tuệ. Bởi thế anh toàn tâm toàn ý phụng sự cho đảng. Nhưng anh đã sai rồi. Đảng dù có luôn mồm tự nhận mình vĩ đại đến đâu, thì đảng cũng chỉ là một “phạm trù lịch sử” thôi…!?

Chị Trần bỗng thổn thức. Ới anh ơi. Em lấy anh mấy chục năm cũng vì anh với em cùng là đồng chí của nhau. Sao bây giờ anh nỡ…  Chị nắm bờ vai của anh lay mạnh… Em nhớ, em nhớ mà.... Nhưng thân xác của anh đã cứng lạnh từ bao giờ rồi…

Chị Trần thẫn thời nhìn ra khung cửa sổ… Ừ… thì ra bây giờ mình mới biết là ở đất nước ta cũng có mùa xuân. Mùa xuân đã về thật rồi sao… Thế mà bao năm nay mình chỉ biết có đảng, chẳng biết có mùa xuân bao giờ…!


Một cơn gió lạnh vừa vuốt qua. Những cánh lá khô theo gió cuộn tung la đà chao liệng rồi rơi nhẹ trên mặt hè đường bê tông. Mùa thu cách mạng chỉ đem đến lá khô và sự chết chóc. Một mùa xuân mới vừa đến. Cái rét nàng Bân đang trở lại. Trời se lạnh. Phố xá cũng thưa người… Từ lâu lắm, hai căn nhà đó vẫn dính liền nhau như một sự thật lịch sử. Vẫn đang nương tựa lẫn nhau như cố tình tồn tại, giống như lời tiên tri từ tiền kiếp…??? 


2 nhận xét:

Dinh Cong Tu nói...

Bọn Tầu tới VN chỉ reo rắc những chết chóc, hư hại và làm cho dân VN trở thành kẻ nô lệ trong tương lai ! Nhưng nó có thể thực hiện được mưu đồ đồng hóa dân tộc Việt sau cả ngàn năm nó chưa thực hiện được ?

Nguyễn Khánh nói...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.